Cây mã đề có tác dụng thế nào đối với sức khỏe?

Cây mã đề - người nghèo quý hơn báu vật: Những lợi ích tuyệt vời ít người biết!

Cây mã đề là loại thảo dược quen thuộc được nhiều người sử dụng để đun nước uống. Vậy, cây mã đề có ăn được không? Mời bạn đọc xem giải đáp dưới đây.

Tổng quan về cây mã đề

Mã đề thân thảo, lá hình thìa, cao tầm 10 – 15 cm, màu xanh đậm. Mã đề được sử dụng cả thân, rễ, lá để làm thuốc. Loại cây này có tính lạnh, vị hơi ngọt, được dùng nhiều trong những bài thuốc dân gian chữa đái rắt, lợi tiểu và nhiều tác dụng khác. Cây mã đề có thể dùng tươi hoặc phơi khô thêm vào các bài thuốc đông y trị bệnh.

Trong mã đề gồm nhiều thành phần hóa học đa dạng. Chúng chứa vitamin A, giàu Canxi, Glucozit, vitamin C và K. Hạt mã đề còn chứa chất nhầy, axit plantenolic. Các thành phần này đều có những lợi ích nhất định với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.

Giúp vết thương nhanh lành
 
Mã đề được sử dụng để chữa lành vết thương. Do mã đề có tác dụng giảm viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giảm đau nên quá trình lành vết thương sẽ nhanh hơn.
 
Một thử nghiệm trên chuột cho thấy diện tích vết thương lành nhanh hơn ở những con chuột được điều trị bằng mã đề. Đến ngày thứ 15, vết thương sẽ liền hoàn toàn ở những con chuột này.
 
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
 
Một mô hình loét dạ dày đã được sử dụng trên chuột để kiểm tra khả năng ức chế vết loét của chiết xuất mã đề. Độ axit và dịch dạ dày giảm đáng kể vì chiết xuất mã đề ức chế tiết axit dạ dày và tăng các yếu tố bảo vệ niêm mạc.
 
Hạt mã đề được khuyên dùng cho bệnh viêm ruột. Bên cạnh đó, chiết xuất từ ​​lá mã đề có tác dụng làm giảm nhu động của tá tràng, giảm viêm loét dạ dày và cũng có tác dụng chống tiêu chảy.
 
Chữa tiểu khó và nóng trong ở người già
 
Tình trạng bí tiểu ở người cao tuổi dần trở nên phổ biến, tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời. Vì thế, để cải thiện tình trạng trên, bạn nên sử dụng hạt mã đề 1 chén (dung tích khoảng 50ml), bỏ vào túi và sắc lấy nước để uống.
 
Trị chảy máu cam
 
Một công dụng hữu ích từ loại thảo dược này chính là có khả năng làm cải thiện tình trạng chảy máu cam. Bằng cách dùng hạt mã đề tươi rửa sạch với nước ấm, đem giã nát và vắt lấy nước cốt để uống.
 
Ngoài ra, khi gặp vấn đề trên, bạn có thể dùng mã đề đắp lên trán và nằm ngửa để cầm máu.
 
 
Theo Đông Y, mã đề có tính lạnh, vị ngọt, không độc, có tác dụng bổ gan, thận, thực quản. Cả lá và hạt mã đề đều có đặc tính lợi tiểu và lợi mật. Toàn cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống v.iêm, tiêu đờm, giảm ho, chống tiêu chảy, sáng mắt, bổ dưỡng cơ thể. Vì thế mã đề được sử dụng để đ.iều t.rị nhiều b.ệnh. 
 
Một số bài t huốc hay và đơn giản khác từ cây mã đề 
 
1. Bài t huốc lợi tiểu: hạt mã đề 10g + thảo 2g đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
 
2. Chữa ho tiêu đờm: Mã đề 10g + cam thảo 2g, cát cánh 2g đem sắc với 400ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
 
3. Chữa v iêm phế quản: Mỗi ngày dùng 6 – 12g hạt mã đề hoặc cả cây để sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
 
4. Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g + củ sắn dây 30g đem sắc với 1 lít nước cho còn một nửa rồi chia làm 2 lần uống vào lúc đói trong ngày
 
 

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/cay-ma-de-co-tac-dung-the-nao-doi-voi-suc-khoe-d247631.html