Câu nói của cụ bà sống thọ: “Sống lâu chưa chắc đã là phúc”

Từ xưa đến này, sống thọ một trăm tuổi là một món quà mà ông trời dành cho con người. Và đó cũng là một phước lành quý giá.

Nhiều người ước được sống thọ, có thể sống cùng con cháu đến trăm tuổi. Nhưng tại sao thực tế có nhiều người già sống trường thọ họ lại ghét việc bản thân sống lâu như vậy. Thậm chí họ còn bảo rằng sống lâu chưa chắc đã là phúc. Vậy lý do là gì?

Bà nội tôi là một ví dụ điển hình. Ông tôi qua đời khi tôi học cấp hai, bà tôi không tái hôn mà sống một mình cho đến mãi sau này. Tính sơ sơ bà nội góa chồng cũng đã 20 năm. Bà có ba người con trai và hai người con gái, người con cả năm nay đã 78 tuổi.

Bây giờ bố tôi chăm sóc bà tôi ở nhà. Năm nào tôi về quê ăn Tết, các bác, chú thím và anh chị, con cháu cũng đến nhà tôi ăn Tết, gia đình vô cùng đầm ấm và hạnh phúc.

Nhưng khi chúc tôi nâng ly rượu chúc mừng năm mới, rồi chúc cho bà sống thọ thì bà nội nói:

“Bà sống thế này là đủ rồi. Các con thấy rằng sống lâu là phúc nhưng bà lại cảm thấy sống lâu cũng là một gánh nặng”.

Tại sao bà lại nói vậy? Những người lớn tuổi trong gia đình đều rất tốt và quan tâm đến bà. Mọi người đến thăm bà hàng năm vào các ngày lễ. Với những gì nghi ngờ, tôi đã hỏi thêm ba người già khác, và sau đó tôi mới hiểu lý do.

Người đầu tiên mà tôi hỏi đó chính là cụ Chín, 98 tuổi. Cụ có nói rằng:

“Đối với những người trẻ tuổi, thời gian là quý giá, họ có thể khám phá thế giới bên ngoài, bởi vì họ còn trẻ và tràn đầy năng lượng, luôn tràn đầy tình yêu cuộc sống. Tôi cũng ghen tị với họ lắm, nhưng tôi là người già đã 98 tuổi rồi.

Tôi đã có chắt, các cháu tôi đều bảo rằng nhiều người ao ước sống đến trăm tuổi như tôi lắm. Tôi chính là cụ già sướng nhất làng, có phúc nhất, cho nên bây giờ tôi chỉ cần an nhàn hưởng tuổi già, không cần phải lo đến những thứ khác..

Họ nói nghe cũng hay đấy, nhưng làm sao họ hiểu được nỗi đau của tôi, một người đầu bạc tiễn người đầu xanh. Không phủ nhận rằng tôi cũng mong muốn sống lâu, nhưng tôi không muốn sống lâu như vậy.

Tôi đã từng có sáu đứa con, bây giờ ba đứa đã mất, và tôi vẫn còn sống. Người cùng làng bàn ra tán vào sau lưng, nói con mất nên tôi mới được sống lâu, chẳng khác nào đổi mạng con để lấy tuổi thọ cho mình.

Dù biết rằng đây chỉ là tin đồn không đáng tin cậy, nhưng ngoài kia có quá nhiều người nói, và tôi bắt đầu tự trách bản thân mình. Nửa đêm, tôi thường nghĩ, liệu tuổi thọ của các con tôi có thực sự bị rút ngắn vì tôi không?

Là bố mẹ, ai mà chẳng yêu con cái của mình. Con chính là động lực và tia hy vọng để tôi sống tiếp cuộc sống này. Tôi muốn các con tôi có một cuộc sống tốt đẹp, nhưng hiện tại tôi chỉ có thể đứng nhìn chúng ra đi trước tôi. Cho dù sống đến trăm tuổi, trở thành người sống lâu nhất thì đã sao? Trong lòng tôi cũng chỉ toàn buồn bực, vậy sống lâu có ích gì đâu?

Tôi thật sự không muốn sống đến trăm tuổi. Sống càng lâu, tôi càng sợ hãi và cô đơn. Tôi cũng sợ sau này chỉ còn lại một mình trên thế giới này”.

Cụ thứ hai mà tôi hỏi đó chính là cụ Chín, năm nay đã 90 tuổi.

“Tôi có hai con trai và hai con gái. Vì xảy ra chút chuyện nên tôi đã cãi nhau với con cả. Tôi không muốn phá đám cưới của con trai nên một mình trở về quê.

Hai cô con gái của tôi lấy chồng xa, con trai út thì không có triển vọng. Mặc dù nó đã 46 tuổi nhưng vẫn không có công ăn việc làm ổn định, đến giờ vẫn chưa lấy vợ. Người trong làng thường xuyên chê bai nói những lời không hay về nó, và nó đã bỏ nhà đi mãi chưa thấy về.

Người ta bảo rằng phải nuôi con để sau này có người dưỡng mình sau khi về già, tôi thì có tận 4 đứa con nhưng không đứa nào chăm sóc. Nhiều lần tôi có ý muốn chúng gửi cho tôi chút tiền hàng tháng, nhưng chúng đều viện đủ lý do để không gửi. Đúng là cuộc sống của các con tôi cũng không tốt đẹp và đầy đủ lắm. Ngày qua ngày tôi chỉ có thể đi nhặt ve chai để bán, mỗi bữa chỉ ăn được bát mì nhưng như thế làm sao mà đủ được.

May mắn thay, những người sống trong làng nhìn vậy họ thấy thương nên thỉnh thoảng họ có giúp đỡ tôi. Họ đưa cho tôi một ít gạo và thỉnh thoảng cho tôi một ít thịt để ăn.

Năm tôi 83 tuổi, trưởng thôn vì không muốn thấy tôi như vậy, và đã liên hệ với các con tôi về nhà giải quyết. Cuối cùng đưa ra giải pháp, mỗi tháng mỗi đứa con sẽ phải cho tôi 1 triệu.

Bằng cách này, tôi có 4 triệu mỗi tháng và cuộc sống của tôi đã được cải thiện. Dù như vậy tôi vẫn sợ nếu chẳng may bản thân bị ốm. Mặc dù bây giờ chỗ chúng tôi đã có trạm y tế, nhưng tôi vẫn sợ rằng tiền không đủ và con cái sẽ không đến chăm sóc tôi.

Người ta nói nuôi con tốt sau này nó sẽ lo mình khi về già nhưng tôi không cảm thấy đó là điều đúng. Tôi ân hận vì đã đưa hết tiền cho con cưới vợ, giờ con tôi bất hiếu, tôi không còn cách nào khác.

Vừa rồi thôn chúng tôi xây nhà cho hộ nghèo nhưng đó đều là quỹ hỗ trợ giúp cho những hoàn cảnh khó khăn, không chồng, không con, không nơi nương tựa. Nhưng tôi có mấy đứa con liền. Sống thọ là phúc đối với người khác, nhưng với tôi thì là khổ, ngày nào cũng lấy nước mắt rửa mặt”.

Cụ thứ ba đó là cụ Hồng, 93 tuổi. Cụ bảo:

“Người già sống lâu, sức khỏe không còn tốt, sẽ tội lỗi với các con.

Khi tôi ở tuổi 80, cơ thể tôi còn tốt, tôi có thể tự trồng rau ăn. Nhưng khi tôi già đi, cơ thể tôi ngày càng không được tốt. Cuối cùng, chân tay tôi yếu đi, con trai tôi sợ xảy ra chuyện nên đưa tôi về ở chung.

Tôi luôn là người sống tự lập, và không bao giờ muốn tạo gánh nặng cho con cái. Nhưng khi tôi bị bệnh nặng, tôi phải ngồi xe lăn. Bây giờ tôi nằm viện, mấy đứa con thay phiên nhau chăm sóc. Tất nhiên là tôi rất cảm động, nhưng khi tôi nghe chúng nói về tôi, tôi đã đau lòng vô cùng.

Theo các con kể rằng đầu óc tôi không minh mẫn lắm. Khi tỉnh táo thì có thể bình tĩnh nói chuyện, nhưng khi tôi bối rối không thể kiểm soát được bản thân thì lại đánh chửi chúng. Chúng là con cái không thể đánh lại tôi được. Chúng chỉ có thể để mặc tôi chửi mắng và đánh. Trái tim tôi tan nát mỗi khi nghe bọn trẻ nói thế bởi vì tôi mà chúng phải chịu khổ sở.

Tôi nghĩ người ta sống đến 80 tuổi là tốt nhất, vì lúc đó sức khỏe tốt, sẽ không là gánh nặng cho con cháu, cũng không bị bệnh tật hành hạ. Vậy mà tôi đã sống quá 80 tuổi, không chỉ làm các con mệt mỏi mà tôi cũng đau đớn. Tôi thực sự hy vọng sẽ kết thúc sớm không cần phải sống quá lâu”.

Vì sao người già sống lâu, họ thường nói: “Sống lâu chưa chắc đã là phúc?”. Lý do có thể kể rằng:

Sống thọ không phải là phúc, khỏe mới là phúc
Sợ người đầu bạc tiễn người đầu xanh
Con cái bất hiếu, cuộc sống không đảm bảo
Sợ làm phiền con cái

Cuộc đời ai mà không già? Nếu bạn có sức khỏe tốt và con cái có hiếu thì cũng đừng bi quan quá. Chúng ta có thể là gánh nặng cho con cái nhưng rồi một ngày già đi, bạn sẽ hiểu.

Mỗi người chỉ có một lần được đến với thế giới này, phải vượt qua bao nhiêu thời gian để có thể đầu thai vào kiếp làm người. Tất cả mọi người đều phải trải qua từng ngày, cho dù buồn hay vui cũng phải sống. Thay vì buồn bã, hãy dành thời gian còn lại của mình sống với thái độ lạc quan.

Bạn có đồng ý với quan điểm này với tôi không?

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/cau-noi-cua-cu-ba-song-tho-song-lau-chua-chac-da-la-phuc-d157768.html
X