Cậu bé 9 tuổi mắc bệnh tự kỷ cãi lời mẹ trong lúc học, bức tâm thư xin lỗi ngay sau đó khiến người lớn lặng người

Câu chuyện dạy trẻ tự kỷ khiến rất nhiều người xúc động. Việc học tập, tư duy với những bạn tự kỷ chưa bao giờ là điều dễ dàng bởi các bạn luôn có dấu hiệu trí nhớ kém, ít nói và không giao tiếp được với mọi người xung quanh. Do đó, việc tạo

Câu chuyện dạy trẻ tự kỷ khiến rất nhiều người xúc động.

Việc học tập, tư duy với những bạn tự kỷ chưa bao giờ là điều dễ dàng bởi các bạn luôn có dấu hiệu trí nhớ kém, ít nói và không giao tiếp được với mọi người xung quanh. Do đó, việc tạo ra môi trường với những người thân chăm sóc, thấu hiểu là điều cần thiết.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết của một người mẹ có con đang mắc bệnh tự kỷ. Người mẹ chia sẻ về câu chuyện một lần trong lúc nóng giận lỡ đánh con mình, sau đó vì buồn, cảm giác mình có lỗi nên đã ra phòng nằm. Sau đó cậu bé được chị gái bày cách xin lỗi bằng cách viết đoạn hội thoại. Nguyên văn của bài viết như sau:

“Bạn nhỏ nhà mình khi bé được chuẩn đoán tự kỷ mức độ nhẹ, nay bạn đã 9 tuổi, phải nói là hành trình học tập của mẹ và bé là một quá trình rất vất vả. Ngôn ngữ diễn đạt của bé còn yếu nhưng mẹ tin rằng bé sẽ tốt hơn thôi.

Lại là một ngày mẹ cùng bé học tập. Bé làm sai nhưng khi mẹ nói thì không chịu sửa. Trong phút nóng giận, mẹ đánh bé. Mẹ rất buồn, đành vô phòng nằm. Chị gái của bé muốn bé xin lỗi mẹ, bày cho bé một đoạn hội thoại như này đây, chị chỉ ghi chủ ngữ còn lại bé tự nghĩ ra và viết”.

Thấy mẹ mình buồn, người chị bày cho cậu bé viết đoạn hội thoại để gửi cho mẹ. Vì nhận thức ngôn ngữ của cậu bé chưa tốt, nên chị gái sẽ dùng cách viết trước những chủ ngữ “tại vì”, “Hoàn”, “Hoàn phải”, “con” làm tiền đề cho cậu bé viết tiếp. Cậu bé sẽ viết phần còn lại của bức thư gửi cho mẹ như sau:

Cậu bé 9 tuổi mắc bệnh tự kỷ cãi lời mẹ trong lúc học, bức tâm thư xin lỗi  ngay sau đó khiến người lớn lặng người

Tại sao bị mẹ đánh.

Tại vì Hoàn đánh mẹ cãi mẹ sai khắc phục:

Hoàn không nên đánh mẹ, không nên viết 210, không nên cãi mẹ.

Hoàn phải xin lỗi mẹ. Phải viết 190, phải viết đúng.

Con xin lỗi mẹ!

Đọc lời xin lỗi chúng ta có thể hiểu ra phần nào lý do mẹ và cậu bé cãi nhau. Chắc hẳn, do người mẹ đang dạy cậu bé môn Toán và đến câu “375 trừ 185” thì cậu bé này lại ra kết quả 210, trong khi đáp án là 190. Nói mãi mà con không sửa và người mẹ trong quá trình dạy đã nóng giận, kèm với sự chậm hiểu của cậu bé nên đã xảy ra câu chuyện như ở trên.

Nhưng khi được người chị nhắc, cậu bé đã nhận ra và viết tâm thư xin lỗi dù những câu từ, ngôn ngữ viết ra vẫn có phần khó hiểu. Nhưng chắc chắn, người mẹ sẽ rất cảm động khi đọc được lá thư của con mình vì phần nào cậu bé cũng đã nhận thức, biết học tập, thay đổi cũng như xin lỗi sau quá trình chăm sóc của người mẹ.

Tự kỷ là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác.

Có thể thấy việc dạy ngôn ngữ, tư duy cho các bạn mắc hội chứng tự kỷ là điều không hề đơn giản. Ngay sau khi được đăng tải, câu chuyện này đã mau chóng nhận được rất nhiều sự chia sẻ từ phía cộng đồng mạng, đặc biệt là những bậc phụ huynh cũng đang có con bị tự kỷ. Bên cạnh đó, nhiều người bày tỏ sự cảm phục vì tình yêu thương và sự kiên trì, điều mà ít người có thể làm được của người mẹ.

Dưới bài đăng rất nhiều cư dân mạng bày tỏ ý kiến về câu chuyện này. Một số tâm sự như sau:

– “Bố mẹ nào cũng sẽ đồng hành với con đến hết cuộc đời, nhưng với bố mẹ của các bạn tự kỷ, hành trình này sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập trung, vị tha hơn nhiều. Chị cũng đừng trách móc bản thân nhiều quá nhé. Mong bạn nhỏ ngày càng tiến bộ và tìm ra tốc độ của riêng mình”.

– “Mình cũng đang dạy cho một bé tự kỷ nhẹ, khả năng giao tiếp của bé cũng còn rất khó khăn, hơn nữa bé học trò mình còn không kìm chế được cảm xúc. Mỗi lần học không hiểu, không chịu nghe, sẽ mắng, có khi còn đánh, quát cả thầy. Nhưng bù lại một khi đã hiểu, bé lại nhớ nhanh, nhớ lâu. Nên với những bé có vấn đề tâm lý, điều duy nhất cần thiết khi dạy học là sự nhẫn nại”.

“Em gái em cũng bị tự kỉ nhẹ, em học kém lắm, nhưng mà rất dễ thương, nghe lời. Dạo gần đây thì em hay dạy học làm toán, mà toán lớp 4 khó quá, em làm sai, mà mỗi lần làm bài sai thì hai chị em lại ngồi cười với nhau, mình luôn động viên em để em sớm có thể nhận thức tốt hơn”.

Chia sẻ bài viết:
X