Cảnh báo: 2 thói quen đ àn ông nên bỏ ngay nếu như không muốn vợ bị UT v ú

Tỷ lệ phụ nữ mắc UT v ú ở các nước phát triển thường cao hơn, có thể do ảnh hưởng từ lối sống hiện đại như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chế độ ăn giàu năng lượng nhưng thiếu rau xanh, trái cây tươi và chất xơ.

Nguy cơ từ những thói quen thường ngày

Theo các chuyên gia UT, có tới 80% trường hợp UT vú bắt nguồn từ các yếu tố ngoại sinh – tức là các yếu tố đến từ môi trường sống và thói quen sinh hoạt. Những nguyên nhân điển hình bao gồm: hút thuốc lá (kể cả hút thụ động), lạm dụng rượu bia, sử dụng thuốc tr:ánh th:ai kéo dài,… tất cả đều góp phần làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc UT vú.

Chị em “đứng tim” vì phát hiện muộn

Chị Nguyễn Thu Hiền (35 tuổi, trú tại Nho Quan, Ninh Bình) bị phát hiện mắc UT vú giai đoạn 2 khi đi khám tại Bệnh viện K Trung ương (cơ sở Tân Triều, Hà Nội). Trước đó, chị chỉ cảm thấy có hiện tượng tiết dịch vàng ở đầu ti và đầu vú bị thụt nhẹ, nhưng không thấy xuất hiện khối u rõ ràng nên không nghĩ đến bệnh nghiêm trọng.

Sau khi chụp CT tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình và nhận được chẩn đoán nghi ngờ UT, chị Hiền vẫn chưa tin và quyết định ra Hà Nội kiểm tra lại. Kết quả xác nhận chị mắc UT vú trái.

Gia đình chị sống bằng nghề bán tạp hóa, chồng chị – anh Đài – nghiện thuốc lá nặng, mỗi ngày hút 1-2 bao. Sau khi nghe bác sĩ tư vấn về nguy cơ UT từ khói thuốc, anh mới giật mình vì có những hôm vẫn vô tư hút thuốc ngay bên cạnh vợ.

Trường hợp khác là chị Phạm Thị Khanh (Ý Yên, Nam Định), giáo viên mầm non. Trong lần đi khám, chị bàng hoàng khi được bác sĩ cảnh báo nguy cơ UT vú do sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài. Do không đặt vòng được và chồng không hợp tác trong việc tránh thai, chị buộc phải uống thuốc tránh thai đều đặn mỗi ngày suốt 7 năm – kể từ sau khi sinh người con thứ bảy. Đây được coi là hành vi lạm dụng thuốc, làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc UT vú.

UT vú – Căn bệnh của thời đại

PGS.TS Phạm Duy Hiển – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết: UT vú hiện là loại UT phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển. Sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh dường như tỉ lệ thuận với tốc độ đô thị hóa và lối sống hiện đại.

Ở các nước châu Á, châu Phi trước đây, tỷ lệ mắc UT vú chỉ khoảng dưới 10/100.000 phụ nữ, nhưng đến năm 2012 đã tăng lên 20-30/100.000. Ở các quốc gia Nam Âu, Đông Âu, Nam Mỹ, con số này vào khoảng 40-60/100.000. Đặc biệt, ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc – tỷ lệ phụ nữ trên 50 tuổi mắc UT vú có thể lên tới 150/100.000.

Tại Việt Nam, những năm đầu 2000, tỷ lệ mắc ung thư vú chỉ khoảng 16/100.000 phụ nữ, nhưng hiện nay đã tăng lên 29/100.000. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều so với các tỉnh thành khác như Thái Nguyên, Hải Phòng, Huế hay Cần Thơ.

Độ tuổi trung bình mắc bệnh ở phụ nữ Việt Nam là từ 40-50 tuổi, trong khi ở Mỹ thường rơi vào khoảng 50-65 tuổi.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây UT vú, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố nguy cơ ngoại sinh (từ môi trường sống, thói quen sinh hoạt) và nội sinh (cơ địa, di truyền) đều có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc bệnh.

Các yếu tố ngoại sinh chiếm tới 80% và bao gồm:

Hút thuốc lá (kể cả hút thụ động)

Lạm dụng rượu bia

Ăn uống nhiều năng lượng, ít rau xanh, hoa quả tươi và chất xơ

Sử dụng thuốc tr:ánh th:ai lâu dài, nạo ph@ th@i nhiều lần

Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, kể cả ô nhiễm ánh sáng

PGS Hiển nhấn mạnh, mối liên hệ giữa thuốc lá và UT vú, dù chủ động hay thụ động, đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Kết quả cho thấy, phụ nữ bắt đầu hút thuốc sớm, hút trong thời gian mang thai hoặc tiếp xúc với khói thuốc lâu dài đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn từ 36-50%.

Thậm chí, một số nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc thụ động còn làm tăng nguy cơ cao hơn cả hút thuốc chủ động – tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Đối với thuốc tránh thai đường uống, PGS Hiển cho biết nếu dùng kéo dài liên tục trên 5 năm có thể làm tăng nguy cơ mắc UT lần; nếu dùng trên 10 năm, nguy cơ tăng gấp đôi so với người không dùng. Tuy nhiên, nếu ngừng thuốc sau 5 năm thì nguy cơ có thể giảm và trở lại gần như bình thường.

UT vú không chỉ là căn bệnh cá nhân mà đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng trong xã hội hiện đại. Việc nâng cao ý thức phòng ngừa, thay đổi lối sống và chủ động tầm soát định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người thân yêu khỏi “s@t thủ thầm lặng” này.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/canh-bao-2-thoi-quen-d-an-ong-nen-bo-ngay-neu-nhu-khong-muon-vo-bi-ut-v-u-d275632.html