Cách hóa giải nghiệp chướng, tích phúc báo theo lời Phật dạy

Nghiệp chướng căn bản là phiền não, mà nguyên nhân không khác gì ngoài tư lợi, ham danh ham lợi nên tham, sân, si, vướng phải dục trần. Vậy nên con người biết bao dung cho người khác cũng là đang bao dung cho chính mình.

Nghiệp chướng theo đạo Phật

Từ Nghiệp chướng xuất phát từ đạo Phật. Nghiệp chướng chính là ý niệm: ý niệm thiện chính là nghiệp thiện; ý niệm ác chính là nghiệp ác.

Những tư tưởng, suy nghĩ trong tâm mỗi người được gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta phát ra âm thanh ngôn từ gọi là khẩu nghiệp, thân thể chúng ta hành động tạo ra các sự việc, hành động gọi là thân nghiệp.

Có thể thấy, nghiệp được tạo ra từ chính suy nghĩ, tư tưởng, lời nói, hành động của chính chúng ta. Đó là tạo nghiệp. Sau khi tạo nghiệp gây ra kết quả, hậu quả đó cũng được gọi là nghiệp.

Nghiệp đã phát sinh có kết quả sẽ sinh ra chướng ngại về sau. Chướng là từ chướng trong chướng ngại. Chướng ngại ở đây là những vật cản, ngoại cảnh tác động khiến chúng ta tạo tác tạo nghiệp. Từ chướng đứng sau nhưng theo nghĩa thì chướng phải có trước, có chướng tức có sự tác động từ bên ngoài thì con người ta mới tạo nghiệp.

Nghiệp chướng là từ xuất hiện trong đạo phật được xuất hiện trong bài giảng kinh của Phật giáo. Trong đó Nghiệp chướng là từ được ghép từ nghiệp và từ chướng. Ở đây nghiệp có nghĩa là khởi đầu, sự tạo nghiệp còn tùy vào hành động và từng trường hợp để phân định.

Tâm niệm chúng ta khởi tạo ra những tư tưởng, suy nghĩ gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta phát ra âm thanh ngôn từ gọi là khẩu nghiệp, thân thể chúng ta hành động tạo ra các sự việc, hành động gọi là thân nghiệp.

Vì thế nhìn chung, nghiệp được tạo ra từ chính suy nghĩ, tư tưởng, lời nói, hành động của chính chúng ta. Đó là tạo nghiệp. Sau khi tạo nghiệp gây ra kết quả, hậu quả đó cũng được gọi là nghiệp. Nghiệp đã phát sinh có kết quả sẽ sinh ra chướng ngại về sau.

Chướng là từ chướng trong chướng ngại. Chướng ngại ở đây là những vật cản, ngoại cảnh tác động khiến chúng ta tạo tác tạo nghiệp. Từ chướng đứng sau nhưng theo nghĩa thì chướng phải có trước, có chướng tứ có sự tác động từ bên ngoài thì con người ta mới tạo nghiệp.

Vì sao cần hóa giải nghiệp chướng?

Theo Phật giáo, cuộc sống luôn có luật nhân quả, khi tạo nghiệp thiện, cuộc sống sau này sẽ tự sinh ra những điều may mắn, tốt lành. Nhưng một khi đã là nghiệp xấu, để không gây ra những hệ lụy về sau thì cần phải giải nghiệp.

Hóa giải nghiệp chướng sẽ khiến cho tâm tính của con người được trong sạch hơn, trừ cho hết mọi bụi bặm, tẩy cho hết những tội lỗi ở trong cuộc đời hiện tại và đồng thời cũng là tiêu trừ những tội ác đã từng xảy ra trong những kiếp ở quá khứ.

Nghiệp chướng được hóa giải cũng là cách để bạn phát triển những đức hạnh cao cả và noi theo những gương mẫu sáng suốt của nhiều bậc Thánh hiền.

Muốn hóa giải nghiệp xấu thì con người phải luôn có trí tuệ sáng suốt và tinh thần kiên định. Như vậy bạn mới có thể đưa ra quyết định một cách sáng suốt, quyết đoán. Con người chúng ta cần cẩn trọng trong cả suy nghĩ, lời nói, hành động hàng ngày để tránh gây ra nghiệp xấu và hậu quả sau này.

5 cách tiêu giải nghiệp chướng, thoát khỏi ai oán theo lời Phật dạy

Phóng sinh

Dù không bằng so với việc cứu người, nhưng cứu sống những con vật tội nghiệp khỏi lưỡi dao đồ tể, khỏi cái chết đau đớn cũng sẽ đem lại cho bạn phước báo lớn lao. Có hàng ngàn câu chuyện kỳ diệu về công đức phóng sinh, và đây là một trong số đó, một câu chuyện thuyết phục

Nếu bạn có một khoản tiền dư không dùng đến, hãy mạnh dạn mở lòng từ bi trích ra 1 ít. Hãy mua những con vật sắp bị giết thịt, rồi thả chúng vào một chốn an toàn. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi vì điều đó.

Theo quan niệm của Phật giáo, phóng sinh là cứu mạng người, kéo dài sự sống của họ hay sinh vật nào đó. Chuyện phóng sinh là thể hiện tâm từ bi của người thực hiện. 

Việc cứu sống những sinh vật vô tội khỏi những cái chết đau đớn là cách tạo phúc báo lớn lao. Phóng sinh một lần có phúc báo đời đời, nghiệp lành được khai nở. 

Trong đạo Phật phát triển sau này, phóng sinh chỉ là một phương tiện để tu tập. Về mặt hình thức phóng sinh có nghĩa là mình đừng có cùm kẹp mà để cho các loài vật được tự do. Còn về nghĩa bóng, phóng sinh là phóng thích những cái tâm ô uế như cái tâm tham, cái tâm đố kị, hơn thua và thù hận ra khỏi con người mình để mình được tự do thoải mái.

Oan gia nên giải không nên kết

Không ai làm vừa lòng được mọi người từ đó sẽ kết oan nghiệt. Để tiêu tan mối nghiệt này thì phải làm sao?

Để trừ nghiệp chúng sinh cần giải oán và mở kết. Mở lòng mình ra chính là cách tốt nhất để xóa bỏ nghiệp chướng. Phật không hóa giải được duyên người kết, tâm hướng Phật để lòng được thanh thản, hướng tới điều thiện, rũ bỏ điều ác.

Thường xuyên sám hối, niệm Phật hàng ngày

Với những người khẩu Phật tâm xà dù đọc bao nhiêu kinh Phật, đi tứ phương bái Phật cũng phải nhận nghiệp do mình gây ra. Ăn chay, niệm Phật, sám hối không đủ hóa giải được nghiệp chướng mình đã gây ra.

Sở dĩ như vậy vì nghiệp chướng của người này quá nặng đã tích tụ quá nhiều. Do vậy việc công đức niệm Phật dù phần nào đã giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều nhưng mà vẫn chưa thể dứt sạch nghiệp chướng. Cho nên cần phải niệm Phật thường xuyên mỗi ngày, mới mong giảm bớt được nghiệp chướng.

 Trong thế gian này không một ai dám tự hào rằng tự thân chưa bao giờ sai trái hay lầm lỗi thì cần gì phải sám hối. Chúng sinh bị vô minh che lấp căn tánh nên không biết rằng con người mỗi khi động chân cất bước có thể đã tạo tội.

Trong phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, kinh Hoa nghiêm (Đại 10, 847 thượng), Đức Phật dạy:

“Con xưa đã tạo bao ác nghiệp

Đều bởi vô thỉ tham sân si

Từ thân miệng ý mà sinh ra

Tất cả con nay xin sám hối”.

Bài kệ toát lên ý nghĩa tinh yếu của sự sám hối. Có thể khẳng định rằng, trong thế gian này không một ai dám tự hào rằng tự thân chưa bao giờ sai trái hay lầm lỗi thì cần gì phải sám hối. Chúng sinh bị vô minh che lấp căn tánh nên không biết rằng con người mỗi khi động chân cất bước có thể đã tạo tội. Bất cứ suy nghĩ, lời nói, hành động dù vô tình hay cố ý cũng đều tạo nghiệp, có thể đem lại khổ đau cho người. Huống gì từ vô thỉ kiếp cho đến nay vì vô minh chúng ta đã tạo bao ác nghiệp nên cần sám hối để tiêu trừ nghiệp chướng.

Làm thật nhiều việc thiện để tích đức về sau

Thiện chính là yếu tố quan trọng, là phong thủy mạnh nhất để có thể thay đổi vận mệnh của con người.

Làm việc thiện là cách tốt nhất để hóa giải nghiệp chướng, tu nhân tích đức chính là yếu tố quan trọng, là phong thủy mạnh nhất để có thể thay đổi vận mệnh của con người.

Cứu người thoát nạn luôn được coi là công đức hàng đầu, được người người khen ngợi, được các bậc Thánh thần tán dương bất kể là ở nền Văn hóa hay Tôn giáo nào trên thế giới. Vì bản chất mọi tôn giáo đều hướng con người ta làm thiện, cao cả.

Miệng nói lời sám hối hay niệm Phật nhưng tay chân vẫn làm những hành động sai trái, tâm vẫn nảy sinh những suy nghĩ hại người thì rất khó để tiêu trừ được nghiệp chướng.

Làm từ thiện được coi là cách giúp hóa giải nghiệp chướng. Càng làm nhiều việc tốt thì bạn sẽ càng thấy hiệu quả rõ rệt, bởi tích đức hành thiện chính là yếu tố quan trọng, là phong thủy mạnh nhất để có thể thay đổi vận mệnh của một người.

Có rất nhiều việc thiện mà bạn có thể chọn để giúp tiêu trừ bớt nghiệp cho bản thân, điển hình trong đó có việc cứu giúp người gặp nạn. Cứu người thoát nạn luôn được cho là công đức hàng đầu, được người người khen ngợi, được các bậc Thánh thần tán thánh bất kể là ở nền Văn hóa hay Tôn giáo nào.

-Hiến máu nhân đạo

Một trong những cách cứu người đơn giản, bất kỳ ai đủ điều kiện đều có thể làm được là hiến máu nhân đạo. Hiến máu cứu chính giúp những con người đang chiến đấu với lưỡi hái tử thần hàng giờ và giành giật lại sự sống.

Sự sám hối của bạn sẽ thực tế hơn rất nhiều, nghiệp chướng của sẽ tan biến nhanh hơn rất nhiều nếu được đền chuộc bằng những việc làm từ thiện. Càng làm nhiều, bạn sẽ càng thấy hiệu quả rõ rệt.

Cứu người thoát nạn luôn là công đức hàng đầu , đựợc người người ca ngợi, được Thánh thần tán thán bất kể là nền Văn hóa nào hay Tôn giáo nào. Và không có cách cứu người nào dễ dàng hơn là hiến máu nhân đạo.

Tất nhiên, nếu bạn có những cơ hội khác, những cách khác thì đều không nên bỏ qua. Rất, rất nhiều người đã hoàn toàn thay đổi số mạng sau khi cứu giúp người khác qua cơn hoạn nạn.

Sống bao dung và độ lượng hơn với mọi người xung quanh

Nghiệp chướng được sinh ra từ lòng tham, sân, si, đố kỵ từ đó sẽ gây ra những điều không tốt cho bản thân và cộng đồng chính là đang tạo ác nghiệp.

Buông bỏ những buồn phiền của bản thân chính là cũng là cách để giải thoát được ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh an nhiên bao nhiêu thì nghiệp ác càng tiêu tan bấy nhiêu, tâm càng nhiều muộn phiền thì nghiệp ác sẽ ngày càng tích tụ.

Do đó độ lượng, bao dung với người khác chính là bạn đang bao dung với bản thân mình, tha thứ cho người khác chính là đang tha thứ cho bản thân. Có thể nói đây là phương pháp tạo nghiệp lành nhanh nhất, hiệu quả nhất, đơn giản nhất.

Khi nghiệp lành được sinh ra, cùng với đó nghiệp chướng hay ác nghiệp cũng sẽ tự hóa giải. Bạn nên tâm niệm rằng khoan dung độ lượng sẽ đem lại phúc báo suốt cả đời.

Nghiệp chướng căn bản là phiền não, mà nguyên nhân không gì khác ngoài tư lợi, ham danh ham lợi nên tham, sân, si, vướng phải dục trần, tự gây rắc rối, chính là tạo ác nghiệp. Vượt qua phiền não của bản thân chính là cách giải thoát ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh thì nghiệp ác càng tiêu tan, tâm càng phiền não thì nghiệp ác càng tích tụ.

Vì thế, bao dung với người khác cũng là bao dung với chính mình, tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho bản thân, là phương pháp tạo nghiệp lành tốt nhất, đơn giản nhất.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/cach-hoa-giai-nghiep-chuong-tich-phuc-bao-theo-loi-phat-day-d188139.html
X