Chồng tôi là con út, suốt năm năm làm dâu, tôi chưa từng tranh giành hay tị nạnh với ai. Nhà chồng tôi đông con, bố mẹ có năm người con cả trai lẫn gái.
Gia đình có điều kiện nên khi các con kết hôn, bố mẹ chồng tôi đều tặng một căn nhà cùng một khoản tiền làm vốn. Với tôi, như vậy đã là quá đủ. Chúng tôi không phải chật vật kiếm tiền mua nhà, lại được hỗ trợ thêm, chẳng còn gì để mong hơn. Nhưng các anh chị chồng lại không nghĩ vậy. Họ chưa bao giờ hài lòng với những gì mình có mà lúc nào cũng tìm cách vòi vĩnh thêm từ bố mẹ.
Mọi chuyện càng trở nên căng thẳng hơn sau khi mẹ chồng tôi mất ba năm trước. Từ ngày đó, chúng tôi đón bố về ở cùng để tiện chăm sóc. Thế nhưng, các anh chị chồng thì liên tục tìm cách kéo bố về nhà họ. Nếu thực sự quan tâm và muốn chăm sóc bố thì tôi đã chẳng nói làm gì, đằng này ai cũng bận rộn với cuộc sống riêng, có khi cả tháng chẳng ghé qua thăm bố một lần. Tôi thừa hiểu, họ chẳng phải vì lo cho sức khỏe của ông mà chỉ nhắm đến khối tài sản mà ông đang nắm giữ.
Lúc còn tỉnh táo, bố chồng tôi đã lập di chúc. Ông chia đều tài sản cho cả năm người con, ai cũng có phần ngang nhau. Vợ chồng tôi không có ý kiến gì vì tôi nghĩ như thế là hợp lý. Nhưng rồi bố tôi bị tai biến. Căn bệnh quái ác khiến ông liệt nửa người dưới, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác trong sinh hoạt hàng ngày.
Vấn đề bắt đầu từ đó.
Tôi cứ tưởng khi bố bệnh, con cái sẽ thay phiên nhau chăm sóc, ai ngờ lại thành một cuộc đùn đẩy không hồi kết. Dù có hộ lý và người giúp việc, bố vẫn muốn các con tự tay chăm sóc mình. Nhưng không ai chịu nhận trách nhiệm. Mỗi lần họp mặt gia đình, ai cũng có lý do chính đáng để từ chối. Người thì bận công việc, người thì con nhỏ, người lại viện cớ nhà chật không tiện chăm bố. Sau một hồi tranh cãi, cuối cùng, vẫn là vợ chồng tôi đứng ra lo liệu.
Cuộc sống của chúng tôi thay đổi hoàn toàn từ ngày đó. Cứ mỗi sáng trước khi đi làm, tôi đều chuẩn bị sẵn bữa ăn và thuốc thang cho bố. Chồng tôi thì tối nào cũng về sớm, đỡ bố tập vật lý trị liệu. Những ngày trái gió trở trời, bố đau đớn đến mức không ngủ nổi, chúng tôi cũng thức trắng cả đêm. Thời gian đó, tôi gầy rộc đi trông thấy, chồng tôi cũng sụt cân vì vừa đi làm vừa chăm bố.
Trong suốt hai năm bố nằm li:ệt, số lần các anh chị chồng ghé qua thăm đếm trên đầu ngón tay. Nếu có đến thì cũng chỉ ngồi được một lát rồi về, chẳng ai buồn đỡ bố đi lại hay hỏi han ông cần gì. Có lần, bố giận quá mà rơi nước mắt.
Bố tôi ra đi vào một ngày mưa lạnh. Trước đó một tuần, bệnh tình của ông trở nặng. Chúng tôi luôn túc trực bên cạnh, chỉ sợ ông có chuyện gì. Nhưng các anh chị chồng thì vẫn như cũ, ai cũng thoái thác, không muốn đến thăm. Đến khi bố mất, phải mất sáu tiếng sau họ mới có mặt, trong khi tất cả đều sống ở cùng thành phố.
Chưa kịp để tôi nguôi ngoai nỗi đau mất bố, thì ngay ngày hôm sau, cả nhà đã họp lại để yêu cầu luật sư đọc di chúc. Ai cũng nóng lòng muốn biết phần tài sản mình nhận được. Nhưng khi luật sư vừa công bố nội dung di chúc, cả căn phòng lập tức rơi vào một khoảng im lặng đáng sợ.
Bố chồng tôi đã thay đổi di chúc.
Không còn là sự chia đều như trước. Lần này, ông để lại hai phần ba tài sản cho vợ chồng tôi. Luật sư cho biết, sau khi bị li-ệt bố tôi đã nhờ người đưa đến phòng công chứng để sửa lại nội dung di chúc. Ông không hề nói với ai về quyết định này. Có lẽ, những ngày tháng cuối đời đã giúp ông nhìn rõ ai mới thực sự quan tâm đến mình.
Các anh chị chồng tôi ngồi chết lặng. Họ không ngờ có ngày tài sản mà họ nhắm đến bao lâu nay lại rơi vào tay vợ chồng tôi. Vài người còn bật khóc, không phải vì thương tiếc bố mà vì tiếc của.
Tôi nhìn vào tờ di chúc, trong lòng bỗng thấy nhẹ nhõm. Bố chồng tôi đã đưa ra một quyết định đúng đắn. Không phải vì tôi cần tiền, mà vì ít nhất sự hiếu thảo của vợ chồng tôi cũng được ghi nhận.