Bỏ ra có vài triệu làm giỗ, vợ tôi làm như to lắm, còn lên mặt ra vẻ mắng em chồng

Chẳng biết có bác nào có vợ như tôi không. Cô ấy là dâu trưởng mà chẳng biết điều nhường các em của chồng. Hở tí lại tính toán từng li từng tí một kể cả việc làm giỗ. Nên trong nhà chẳng có ai yêu quý cả. Ngày trước lúc mới gặp nhau, tôi

Chẳng biết có bác nào có vợ như tôi không. Cô ấy là dâu trưởng mà chẳng biết điều nhường các em của chồng. Hở tí lại tính toán từng li từng tí một kể cả việc làm giỗ. Nên trong nhà chẳng có ai yêu quý cả.

Ngày trước lúc mới gặp nhau, tôi đã yêu vợ tôi – cô gái Hà Nội lúc nào không biết. Chắc có lẽ lúc đó, tôi thấy cô ấy rất chịu khó và hiền lành. Càng cảm phục cô ấy vì bỏ lại quê hương để tiến vào Nam lập nghiệp hơn.

Ảnh minh họa internet

Sau nhiều lần ngỏ lời, cuối cùng cô ấy cũng đồng ý yêu người con trai Sài Gòn là tôi đây. Khoảng đâu được hơn 1 năm, chúng tôi quyết định kết hôn. Vì tôi là anh cả nên sau khi cưới về hai vợ chồng ở cùng với bố mẹ tôi luôn. Mặc dù vợ và gia đình tôi ở hai miền khác nhau, quan điểm và cách sống cũng khác nhau nhưng chưa bao giờ cô ấy làm phật lòng bố mẹ tôi.

Không chỉ riêng bố mẹ, ngay cả hai đứa em gái của tôi cũng quý mến vợ không kém. Thỉnh thoảng hay đưa các cháu về chơi. Vợ tôi cũng rất vui vẻ, lần nào các em về cô ấy cũng đi chợ nấu ăn đãi cả nhà. Còn mua cả đồ ăn vặt cho mấy đứa cháu nữa.

Nhưng tôi chẳng hiểu vợ tôi tỏ vẻ tốt như vậy mà lại tính toán từng tí với các em. Biết các em lâu lâu tới chơi, có đồ gì ngon mẹ tôi cũng đều chia cho hai đứa đem về hết. Rồi có lần nhà vợ ở Hà Nội gửi quà vào cho vợ. Thấy đồ ngon lạ, mẹ tôi cũng chia bớt cho hai đứa em gái. Khi vợ tôi về thì tỏ ra khó chịu còn bảo:

“Sao mẹ chưa hỏi qua con đã chia hết ra như thế. Đồ này là nhà con gửi mà, cũng phải để em xem cái nào chia được cái nào không chứ”

Thế là mẹ tôi nói thẳng:

“Sao con không biết nghĩ cho các em vậy. Mẹ thấy nhiều như vậy, mình con làm sao mà ăn hết được”

Rồi lần căng thẳng nhất phải kể là vào giỗ bố tôi. Mấy lần đầu vợ tôi còn chịu khó nấu nướng nhưng sau thấy vất vả quá, cô ấy mới chuyển sang đặt đồ nấu sẵn hết. Năm nào cũng phải để riêng ra một khoản cho việc đám giỗ. Về việc này phải công nhận rằng vợ tôi chu toàn.

Mang tiếng con trai nhưng tôi cũng chẳng phải động tay vào làm gì. Đến hai đứa em gái cũng vậy, ngày giỗ cả nhà hai đứa em gái chỉ việc đến ăn. Khi ra về, mẹ tôi còn chia hết đồ cúng kiếng cho chúng mang về. Có thế thôi mà vợ tôi cũng lên mặt than trách:

“Chẳng biết các em của anh nghĩ gì, lần nào giỗ cũng đến ăn không, không góp được một đồng nào”

Nghe vợ cằn nhằn nhiều tôi bảo:

“Sao em cứ phải tính toán với hai đứa nó. Nó là phận con gái, góp cũng được, không cũng chẳng sao. Trách nhiệm là của hai vợ chồng. Nó đến ăn là vui rồi, còn góp gì nữa”

Mẹ tôi nghe thấy hai vợ chồng nói chuyện, rồi gọi tôi ra bảo:

“Đều là người một nhà, sao vợ con lại tính toán thế. Ở với mẹ không phải lo thứ gì, em gái đi lấy chồng, vất vả đủ đường phải thương các em. Còn ngồi đó so đo, nấu cho em con ăn được bữa mà cũng phân bua nữa. Con xem vợ con thế có được không?”

Mẹ tôi nói cũng có lý quá ấy chứ. Người một nhà, anh em có thì chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau có gì mà phải tính với toán. Đấy, vợ tôi có phải là quá đáng quá không, tôi thấy cô ấy ích kỷ quá. Phải xử lý vợ sao đây các bác.

Ảnh minh họa internet

Chia sẻ bài viết:
X