Bỏ phố về quê đổi lấy tình người, tôi “vỡ mộng” khi hàng xóm ganh ghét vì tôi có của ăn của để.

Hơn 60 chục tuổi rồi tôi đang phải gánh “hậu quả” cho quyết định sai lầm lớn nhất trong cuộc đời. Đó chính là chuyển nhà từ phố về quê để đổi lấy tình làng nghĩa xóm. Nhưng tôi đâu ngờ người nhà quê lại đố kỵ vì tôi dư giả hơn họ. Tôi sinh

Hơn 60 chục tuổi rồi tôi đang phải gánh “hậu quả” cho quyết định sai lầm lớn nhất trong cuộc đời. Đó chính là chuyển nhà từ phố về quê để đổi lấy tình làng nghĩa xóm. Nhưng tôi đâu ngờ người nhà quê lại đố kỵ vì tôi dư giả hơn họ.

Tôi sinh ra và lớn lên ở làng quê nhỏ miền Bắc, nhà 3 anh chị em thì có mỗi tôi bỏ xứ đi làm ăn. Do tôi chăm chỉ và cần mẫn nên cũng leo tới được chức “trưởng phòng tổ chức” của công ty xây dựng có tiếng. Gia đình cũng gọi là có của ăn của để.

Người ta nói làm xây dựng càng đẻ nhiều con gái càng giàu. Chắc vì thế mà tôi có hai cô con gái, cô nào cũng giỏi giang, yên bề gia thất và có công ăn việc làm ổn định ở thành phố. Tôi cũng chính thức về hưu cách đây 2 năm.

Cuộc sống về hưu an nhàn nhiều lúc khiến tôi không quen. Nếu bà nhà tôi còn sống thì ít ra còn có người tâm sự, nhưng bà ấy lại mất sớm quá. Trước kia đi làm công việc bận rộn, ở công ty còn có người này người nọ nhưng giờ tôi về hưu cả ngày lủi thủi chẳng có ai bầu bạn. Hai con tôi biết vậy nên cứ hễ rảnh rỗi hoặc cuối tuần là chúng nó lại đến nhà tôi để tụ tập, chỉ lúc đấy gia đình mới rộn ràng già trẻ lớn bé.

Sống ở thành phố mấy chục năm, nhưng cái nếp người nhà quê ngấm vào máu nên tôi vẫn giữ nguyên cái tính “coi trọng chữ Tình hơn chữ Tiền”. Nên ở quê nhà anh chị hay họ hàng có công việc chẳng bao giờ vợ chồng tôi vắng mặt. Về quê chỉ cần mọi người cho mớ rau, củ khoai hay mấy món của nhà trồng được tôi đều mừng ra mặt và luôn ghi nhớ tình cảm của họ. Sau này họ có gặp khó khăn về vật chất hoặc cần góp công góp sức tôi cũng chẳng hề nà. Thậm chí, có đợt ở thôn huy động tài trợ để làm lại đường, gia đình tôi cũng góp vào đó một nửa.

Đợt vừa rồi tôi về quê là làm giỗ cho mẹ, thì anh cả có góp ý:

“Hay bây giờ chú bán nhà ở thành phố đi, về quê mua mảnh đất mà sống. Về quê cho có tình làng nghĩa xóm, tuổi già mà ốm đau cũng có người này người kia. Chứ ở trên đó cứ đóng cửa im lìm, chỉ trông con trông cháu biết đến bao giờ.

Mà bây giờ đường xá thuận tiện. bọn nó muốn về thăm bố cũng chỉ cần đi 2 tiếng cao tốc là về đến nhà rồi. Về quê đất rộng con cháu tha hồ chơi, vả lại ở đây còn có anh chị nữa mà”.

Nghe anh cả nói có lý, sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng tôi có đem chuyện này để bàn bạc lại với hai con. Lúc đầu hai đứa không đồng ý vì sợ bố ở xa nhỡ có việc gì sẽ không kịp chạy sang như ở đây. Nhưng sau vì thương bố lủi thủi một mình, nếu về quê sẽ có người bầu bạn nên các con tôi cũng ủng hộ. Vậy là, tôi quyết tâm bán ngôi nhà đang ở để bỏ phố về quê. Sau nửa năm xây dựng thì ngôi nhà sân vườn ở quê của tôi cũng được hoàn thiện.

Thời điểm đầu, cuộc sống của tôi ở quê yên bình lắm. Dù nhà tôi cách nhà hai anh chị tận 3 cây số, nhưng lái xe sang cũng chỉ có 5 phút là đến nơi. Cách đó ba, bốn trăm mét cũng là họ hàng, nên đi đâu cũng quen mặt. Vì tôi sống có trước có sau nên nhà cửa lúc nào cũng có người ra vào.

Thế nhưng dạo gần đây, tôi bắt đầu thấy có vấn đề với mấy nhà hàng xóm bên cạnh. Không biết có phải tuổi già khiến tôi nhạy cảm quá chăng?
Hai bên kế nhà tôi là gia đình hai vợ chồng công chức về hưu. Chẳng hiểu sao tôi cứ thấy họ “ganh đua” với tôi từng tí một. Điển hình như cái vụ trong thôn bầu trưởng thôn, tôi được ⅔ số phiếu bầu so với các ứng viên còn lại. Nhưng hai vợ chồng đấy nhất quyết phản đối tôi làm trưởng thôn, họ cho rằng tôi ở thành phố mới về nên không quen với tập tục nhà quê.

“Trưởng thôn phải bầu cho người sống ở quê, quen nếp sinh hoạt ở quê chứ đằng này lại đi bầu người dưng ở đâu tới”.

Tôi cũng chẳng để bụng chuyện đó, gặp ở ngoài vẫn chào hỏi nhưng họ lại ngoảnh mặt đi mà chẳng nói chẳng rằng.

Hay như đợt vừa rồi xã tôi kêu gọi công ích để tu sửa ngôi miếu cổ, họ thấy tôi công ích 10 triệu nên đi nói bóng nói gió khắp xóm “thằng này nó bán nhà ở phố đang thừa tiền, nên về quê để khoe mẽ”.

Chưa dừng lại ở đó, có lần cháu tôi về chơi nên có đá quả bóng sang nhà họ, họ chọc thủng luôn quả bóng rồi đổ cho con chó cắn thủng. Sau đó tôi còn nghe cháu tôi nói lại, hai nhà họ còn cấm cháu tôi bén mảng sang bên đó chơi với cháu họ.

Chưa dừng lại ở đó, đối diện nhà tôi có một đôi vợ chồng trẻ, nhà này chửi nhau như hát hay. Suốt ngày nói tục chửi bậy vọng sang cả nhà tôi, đến cháu tôi về chơi với ông còn bảo: “Ông ơi sao hai bác đối diện nhà mình nói tục thế ạ?”

Người ở quê rất vô văn hóa, có chỗ tập kết rác ở đầu làng nhưng họ lại cứ thích mang rác ra sát cổng nhà tôi để, cứ mở cổng là nồng nặc mùi rác. Có khi đổi gió còn xộc thẳng vào nhà tôi.

Còn rất nhiều chuyện tôi không kể hết được. Bây giờ tôi đang thấy hoang mang vì quyết định về quê của mình. Tôi chưa dám kể chuyện này với con cháu, vì sợ chúng nó lại lo lắng mà bắt tôi quay về thành phố. Nhưng giờ nhà thì bán rồi, lên đó tôi biết ở đâu?

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link
X