Bé tiểu học viết văn tả ông nội, tiết lộ công việc hàng ngày của ông khiến cõi mạng cười xỉu

Chỉ với 5 câu văn, bé học sinh đã cho nhiều người thấy ông nội mình quyền lực ra sao.

Ngoài bố mẹ, những đứa cháu chính là người quan sát rõ nhất từng hành động của ông bà. Điều này thể hiện rõ qua các bài văn miêu tả người thân mà trẻ em viết ở trường. Nhiều em kể về ông bà một cách chân thật, hài hước và đầy ngây thơ, khiến người đọc không khỏi bật cười.

Chẳng hạn, một bài văn tiểu học sau đây đã khiến cộng đồng mạng thích thú. Bé chỉ viết vỏn vẹn 5 câu nhưng đã lột tả sinh động về ông nội:

“Trong gia đình, em yêu quý và thần tượng nhất là ông nội. Ông rất có tiếng nói, bố mẹ cãi nhau, chỉ cần ông ho một tiếng là mọi chuyện im bặt. Bà cũng sợ ông, còn em rất nể ông. Ông đã về hưu, cả ngày chỉ hái hoa, thưởng trà rồi trùm chăn ngủ. Đến bữa, ông ló đầu ra hỏi: ‘Cơm chín chưa bây? Tao đói lắm rồi’.”

Không màu mè hay vòng vo, bé đã miêu tả ông nội bằng sự hồn nhiên, chân thực. Cách kể chuyện này khiến nhiều người bật cười, thậm chí đùa rằng nếu ông nội đọc được, chắc hẳn sẽ đỏ mặt.

Dù chưa rõ thực hư, nhưng bài văn của bé rất đáng khen vì thể hiện được suy nghĩ chân thành, giúp bài viết trở nên sinh động thay vì rập khuôn, sáo rỗng.

5 Bước Giúp Bé Viết Văn Hay
Hiểu đề bài
Trẻ cần đọc kỹ và xác định yêu cầu cụ thể của đề. Nếu là bài nghị luận, cần biết cách lập luận và đưa ra dẫn chứng hợp lý. Việc này giúp kích thích tư duy phản biện và nhận diện nhiều khía cạnh của vấn đề.

Lập dàn ý
Một dàn ý rõ ràng sẽ giúp bài văn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc. Trẻ nên phân chia nội dung thành mở bài, thân bài và kết bài, trong đó thân bài cần có các ý chính và ý phụ liên kết với nhau.

Viết bài văn

Mở bài: Cần hấp dẫn để thu hút người đọc.
Thân bài: Phát triển ý tưởng bằng dẫn chứng cụ thể, tăng tính thuyết phục.
Kết bài: Tổng kết vấn đề và nêu suy nghĩ sâu sắc hoặc bài học rút ra.
Sửa chữa và hoàn thiện
Đọc lại bài để kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp và tính logic. Trẻ cũng nên nhờ người khác góp ý để có góc nhìn khách quan hơn.

Thực hành thường xuyên
Viết nhiều chủ đề khác nhau giúp trẻ phát triển phong cách riêng, mở rộng vốn từ và cải thiện khả năng diễn đạt. Đồng thời, việc đọc sách cũng giúp trẻ học hỏi cách trình bày bài văn tốt hơn.

Viết văn là một kỹ năng quan trọng, cần rèn luyện liên tục để ngày càng tiến bộ. Với phương pháp đúng đắn, trẻ sẽ có thể viết những bài văn hay, sáng tạo và giàu cảm xúc.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/be-tieu-hoc-viet-van-ta-ong-noi-tiet-lo-cong-viec-hang-ngay-cua-ong-khien-coi-mang-cuoi-xiu-d267009.html