Ban đầu chồng hứa trả tiền sinh hoạt phí, nửa năm đã yêu cầu chia đôi và chăm thêm mẹ bại liệt

Tôi tên là Linh, tôi năm nay đã 65 tuổi, chồng tôi đã mất cách đây nhiều năm, khi chồng qua đời, tôi còn chưa nghỉ hưu. Những ngày tháng sau đó của tôi rất buồn, may mắn rằng vợ chồng con trai tôi không ở xa, sau khi chúng ra ở riêng tôi vẫn

Tôi tên là Linh, tôi năm nay đã 65 tuổi, chồng tôi đã mất cách đây nhiều năm, khi chồng qua đời, tôi còn chưa nghỉ hưu. Những ngày tháng sau đó của tôi rất buồn, may mắn rằng vợ chồng con trai tôi không ở xa, sau khi chúng ra ở riêng tôi vẫn thường xuyên đến chỗ chúng chơi. Ngày ngày đi làm, chỉ cuối tuần hoặc khi nào rảnh tôi mới có thể đến nhà con trai để giúp chúng việc nhà và chăm các cháu.

Con trai và con dâu rất tốt với tôi, sau khi chồng tôi mất, chúng thường rủ tôi đến sống cùng. Mặc dù ban đầu tôi có ý định đến nhưng tôi đã nhanh chóng xua tan ý nghĩ này, giữ khoảng cách vừa phải là tốt. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu không nên quá gần nhau, quan trọng nhất là tôi nghĩ mình sức khỏe vẫn tốt, có thể tự chăm sóc bản thân, vì vậy tôi đã từ chối lời đề nghị của con.

Trong nháy mắt, tôi đã đến tuổi nghỉ hưu, nghĩ đến việc này tôi khá sợ hãi, tôi không sợ chết nhưng tôi lại sợ buồn tẻ. Nhưng khi tôi già đi, cho dù tôi không muốn nghỉ thì cũng phải nghỉ. Tôi cũng cố gắng đi dạo, tham gia các câu lạc bộ thể dục, khiêu vũ ở công viên, đi du lịch và thậm chí là đi mua sắm với các chị em chơi thân. Lúc đi cùng họ tôi rất vui, nhưng khi về nhà một mình cảm giác cô đơn lập tức ập đến, khiến tôi rất chán, tôi không biết cuộc sống của tôi là gì nữa.

Cho đến một ngày, một người bạn của tôi đến nói:

“Coi bà bây giờ chán chết đi được, hết hy vọng rồi sao, sao bà không kiếm chồng mới đi, để đỡ phải cô đơn mỗi ngày”.

Nói thật, sau khi chồng qua đời, tôi không nghĩ tới chuyện tìm người khác thay thế. Tôi cũng chẳng sợ bị người khác trêu chọc, tôi không nghĩ rằng có người đàn ông nào có thể so được với chồng của mình. Tôi cũng đã lớn tuổi rồi, tôi sợ tái hôn, nhưng bạn của tôi bảo đừng suy nghĩ nhiều, hãy cho người khác cơ hội, biết đâu mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Khi tôi nói chuyện này với con cái, chúng cũng ủng hộ việc tôi tái hôn. Khi chúng cũng không muốn tôi cô đơn như thế này sau khi nghỉ hưu, chúng biết rằng tôi cũng cần có người ở bên, các con cũng chỉ ở bên được một lúc, không thể ở suốt 24/24 được, vì vậy chúng ủng hộ quyết định của tôi.

Sau khi nghe các con nói, tôi chợt nhận ra các con thực sự không bằng chồng, có chồng thì tuổi già sẽ không còn buồn tẻ nữa. Tôi bắt đầu tìm kiếm đối tượng cho mình.

Trong buổi xem mắt, tôi nhận ra rằng có rất nhiều người giống tôi, nhiều đàn ông và phụ nữ đi xem mắt. Sau buổi xem mắt, tôi cũng quen được nhiều người, nhìn chung điều kiện cũng rất tốt. Chính bởi vì nhìn thấy điều kiện tốt của người khác, nhìn lại bản thân mình, tôi sợ rằng không ai thích mình, vì mình không giỏi bằng người khác, cũng chẳng có gì nổi bật.

Cho đến khi tôi gặp Nam, ông ấy rất hài hước, lần đầu tiên nhìn thấy ông ấy tôi đã ấn tượng với tính cách hài hước của ông ấy. Lúc đầu tôi lạnh lùng với ông ấy, vì ngoại hình của ông ấy không phải mục tiêu theo đuổi của tôi. Nhưng ông ấy nói ăn rất khéo, biết phụ nữ muốn gì, và còn mang lại cảm giác an toàn. Hơn nữa ông ấy cũng rất lãng mạn, đây là điều mà khiến nhiều phụ nữ phải đổ gục.

Khi hai chúng tôi nói chuyện với nhau, chúng tôi nhận thấy rất hợp nhau, chúng tôi có rất nhiều điểm chung. Ngày nào cũng có chuyện để nói, điều này khiến tôi rất vui, tôi nghĩ mình rất sẵn sàng để tiến thêm một bước cùng ông ấy. Sau đó ông ấy có bảo:

“Chúng ta đã quen nhau được một thời gian rồi, chắc em cũng nhìn ra được anh là người thế nào? Điều anh muốn nói với em nhất là nếu em bằng lòng ở bên anh, anh sẽ không thể em chịu thiệt thòi. Anh sẽ trả toàn bộ sinh hoạt phí nên em không cần lo lắng. Nhưng việc nhà có thể em sẽ phải lo, vì mấy năm nay anh không làm việc nhà, nên không giỏi cho lắm. Nếu em đồng ý thì hãy ở bên anh”.

Những lời nói của ông ấy khiến tôi ấm lòng, ít nhất ông ấy không nói tôi phải đóng tiền. Nên tôi đã quyết định làm giấy tái giá với ông ấy. Trước khi làm thủ tục, tôi thực sự chưa từng đến nhà ông ấy. Ông ấy đưa về nhà, chuyển hết hành lý của tôi sang đó, thật ra nhà của ông ấy khá rộng và sạch sẽ, có thể thấy ông ấy không phải là người luộm thuộm, tôi không cần phải dọn dẹp quá nhiều. Ông ấy cũng giúp tôi nhiều việc.

Ông ấy còn hứa với tôi mỗi tháng sẽ đưa cho tôi 4 triệu tiền sinh hoạt phí, tháng nào cũng đưa tiền đúng hẹn. Nhiều lúc tôi cảm thấy chúng tôi là vợ chồng rồi thì không cần phải phân biệt rạch ròi như vậy. Thỉnh thoảng tôi có trả tiền sinh hoạt cũng được, nhưng ông ấy nhất quyết đưa còn bảo:

“Anh chỉ muốn tốt cho cả hai chúng ta thôi, sau này chúng ta cũng phải lo cho con cái, vì vậy phân biệt rõ ràng bây giờ như vậy vẫn hơn”.

Khi nghe ông ấy nói, tôi cảm thấy không thấy hài lòng. Tôi nghĩ rằng nếu như vậy tình cảm chúng tôi sẽ có khoảng cách. Nhưng ông ấy lại cho rằng tôi phải nghĩ đến con cái nữa, đừng quá ích kỷ. Vì thế tôi không có gì để nói nữa.

Sau này, bất kể thứ gì ông ấy mua cho tôi, kể cả quần áo hay giày dép, tôi chưa kịp vui mừng thì ông ấy đã lấy hóa đơn ra và yêu cầu tôi trả lại tiền cho ông ấy. Kể cả khi tôi không được khỏe, nằm viện, ông ấy cũng sẽ hỏi tôi tiền và nói:

“Anh đưa em đến bệnh viện tốn 5 triệu, anh đã bỏ ra số tiền đó để chữa bệnh cho em rồi đó”.

Chưa hết, nhiều khi ông ấy mua trái cây về nhà ăn, cũng muốn tôi trả một nửa, tôi không nói nên lời luôn. Ông ấy nhất quyết đòi tôi trả một nửa tiền mua hoa quả ngay tại chỗ.

Kể từ lúc đó, lẽ ra tôi đã hết kỳ vọng vào mối quan hệ này rồi, tôi cũng đã nghĩ đến chuyện ly hôn, thực sự tôi không thể sống chung với một người đàn ông keo kiệt như vậy. Nhưng tôi mới kết hôn, mọi người sẽ nói ra nói vào, vì vậy tôi chỉ có thể tiếp tục chịu đựng sống với ông ấy.

Tôi đã rất khó chịu khi ông ấy đối xử với tôi như vậy, nhưng điều tồi tệ hơn vẫn chưa đến. Một ngày nọ, ông ấy ngồi trên ghế sofa đợi tôi từ rất sớm, ông ấy nói muốn nói với tôi một chuyện. Sau khi tôi ngồi xuống, ông ấy bảo:

“Chuyện này anh nghĩ kỹ rồi, anh nghĩ một tháng phải tiêu 5 triệu làm sinh hoạt phí, anh cảm thấy có chút thiệt thòi, cho nên anh nghĩ, dù sao em cũng có lương hưu tại sao không chi trả sinh hoạt phí một nửa. Như vậy anh sẽ không phải chịu áp lực nữa, chẳng bao lâu người giúp việc chăm sóc mẹ anh cũng sẽ nghỉ. Anh nghĩ em cũng không có việc gì, dù sao cũng ở nhà, sao không đi chăm sóc mẹ anh một thời gian, để mẹ yên tâm. Em đã là con dâu của mẹ rồi, cũng cần phải có trách nhiệm này đúng không?”

Tôi chưa từng thấy người nào da mặt dày như vậy, lúc đầu ông ấy trả tiền sinh hoạt phí, nhưng bây giờ mới nửa năm đã hối hận, mẹ già cũng đang bị bại liệt, nếu tôi chăm sóc, việc này sẽ khiến tôi kiệt sức. Và đó là mẹ riêng của ông áy, tôi không có nghĩa vụ đó.

Vì vậy, tôi đã trả lời rằng:

“Trước khi làm giấy tái hôn, chúng ta đã thỏa thuận rằng anh sẽ trả chi phí sinh hoạt và em sẽ làm việc nhà. Bây gờ anh còn dám nói như vậy, đúng là mặt anh dày thật, và mẹ của anh bị bại liệt thì hãy thuê giúp việc khác mà chăm sóc. Nếu anh nhất quyết yêu cầu em chăm sóc, chứng tỏ anh không muốn bỏ tiền ra để thuê giúp việc. Anh nói chăm sóc mẹ anh là trách nhiệm của em, nhưng anh hãy xem anh đã đối xử với em thế nào? Em đã được gì khi ở bên anh? Điều em hối hận nhất là tái hôn cùng anh. Anh không thể kiếm tiền, cũng không thể làm việc nhà, em đã bỏ công sức quá nhiều khi ở bên anh. Em vừa phải làm việc nhà lại phải chăm sóc anh, em sẽ không ngốc nghếch để anh bắt nạt nữa, nên chúng ta ly hôn đi, chúng ta không hợp nhau”.

Thật sự quá đáng, tôi thấy ông ấy không thật tâm tái hôn chút nào. Cũng không muốn tìm một người vợ đúng nghĩa để đi cùng mình, mà là muốn tìm một người giúp việc vể để phục vụ ông ấy và mẹ già của ông ấy mà thôi. Tôi thà ở một mình, còn hơn làm người giúp việc miễn phí cho ông ấy. Cuối cùng chúng tôi cũng ly hôn, ông ấy nhiều lần đến gặp và xin tôi tha thứ nhưng tôi không chấp nhận. Tôi trực tiếp chuyển nhà con trai ở, sau khi về đó, tôi không còn nghĩ đến việc tái hôn nữa. Tôi nghĩ rằng ở một mình cũng tốt, và tôi sống một cuộc sống thoải mái, dễ chịu hơn.

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link