Ăn Tết con dâu lì xì cho mẹ chồng 1 triệu nhưng bà gắt: “Sau này các con đừng về nữa”

Đối với các cụ, việc con cháu về quê ăn Tết là điều vô cùng hạnh phúc, nhưng với dì Liên lại không như thế, bởi suốt 5 ngày Tết dì chẳng thấy vui vẻ chút nào. Ngược lại, bệnh huyết áp của dì lại quay trở lại. Hãy nghe qua câu chuyện của dì

Đối với các cụ, việc con cháu về quê ăn Tết là điều vô cùng hạnh phúc, nhưng với dì Liên lại không như thế, bởi suốt 5 ngày Tết dì chẳng thấy vui vẻ chút nào. Ngược lại, bệnh huyết áp của dì lại quay trở lại.

Hãy nghe qua câu chuyện của dì một chút:

“Tết Nguyên Đán con trai đưa vợ và cháu về nhà tôi chơi, lúc đầu tôi rất vui, vì không khí gia đình náo nhiệt hơn ngày thường. Đến ngày thứ hai, bạn bè của con trai tôi liên tục gọi điện điện rủ nó đi chơi, nhưng con dâu cũng muốn đi. Sau đó vợ chồng chúng gửi cháu 4 tuổi cho tôi trông. Dù sao khi đó tôi cũng vui vẻ nhận lời, vì đã lâu rồi không gặp cháu, hơn nữa tôi cũng thích trẻ con.

Tuy nhiên, vì sức khỏe bản thân không tốt, tôi thấy rất khó khăn ngay sau đó. Cháu tôi rất nghịch, tôi thường phải đưa nó ra ngoài đi chơi vì ở trong nhà nó rất phá phách. Mãi chiều muộn tôi mới đưa cháu về, vừa nấu ăn vừa trông cháu. Tôi chỉ biết chạy đi chạy lại giữa bếp và phòng khách.

Sau một ngày trông cháu nên sức khỏe tôi dần cạn kiệt, lưng đau nhức, đứa cháu thì suốt ngày ầm ĩ, còn con trai và con dâu thì đi chơi mãi không có ở nhà. Đến tận đêm khuya chúng mới trở về.

Vốn tưởng rằng mình có thể nghỉ ngơi, không ngờ con trai và con dâu sau khi trở về nhà, có lẽ chúng đã uống quá chén nên cãi nhau. Thậm chí còn đập phá đồ đạc, tôi già rồi vẫn phải dọn đống bừa bộn cho chúng.

Chuyện cứ trôi qua như vậy, nhưng đến ngày mùng 1 đầu năm, vợ chồng chúng lại cãi nhau, con gái thì muốn về nhà mẹ đẻ, còn con trai thì không muốn đi vì đường xa. Chính vì chuyện này mà chúng cãi nhau. Tôi có đứng ra khuyên giải con dâu nói:

“Con dâu, con xem, hôm nay mới mùng 1, hôm sau rồi về bên ngoại cũng được. Có về ngày mùng 1 cũng chỉ ở trong nhà có đi đâu được đâu”.

Con dâu tôi bảo:

“Mẹ, sao mẹ bênh con trai quá vậy. Con cũng nhớ bố mẹ con mà. Mẹ xem, con trai mẹ về nhà chỉ suốt ngày ra ngoài uống rượu, có ở bên mẹ đâu”.

Là một người mẹ, quả thực nghe những lời con dâu nói tôi rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, sau đó cháu trai bắt đầu khóc, tôi chỉ còn cách bế nó sang bên kia, tránh nơi chúng cãi nhau.

Trong dịp Tết Nguyên Đán, con dâu tôi đưa cho tôi một phong bao lì xì 1 triệu, nhưng cũng vì chuyện phong bao lì xì mà vợ chồng con trai lại cãi nhau. Vào ngày Tết, khi hai cháu trai bên nhà chú đến chúc mừng năm mới, vợ chồng con trai tôi lấy ra hai bao lì xì. Con dâu tôi thì muốn lì xì cho mỗi đứa nhỏ 300k. Nhưng con trai tôi lại muốn lì xì cho mỗi đứa 600k, vì không đồng ý việc lì xì số lẻ, cũng vì vậy mà vợ chồng chúng lại cãi nhau.

Xét cho cùng, việc lì xì thực chất chất chỉ là hình thức, tùy tâm của mỗi người, cho ít cũng được, cho nhiều cũng được. Tôi cảm thấy con dâu nói có lý, nó cũng không muốn con trai quá hoang phí và hào phóng quá. Nhưng con trai tôi lại cho rằng con dâu keo kiệt. Nên chúng lại cãi nhau, nghe nhiều khiến cho tôi áp lực, huyết áp cũng cứ thế tăng cao.

Đối với tôi mà nói tôi cũng hy vọng con trai và con dâu có thể chung sống hòa thuận, không muốn chúng suốt ngày cãi nhau. Thấy chúng thường xuyên cãi vã, thân là mẹ tôi cũng lo lắng về quan hệ giữa chúng. Có lúc tôi vừa hòa giải được lắng một chút thì một trong hai vợ chồng chúng lại thêm pha vài câu, trong lòng thực sự không biết phải làm gì. Sau đó, thấy vợ chồng chúng cãi nhau nhiều quá, tôi đã trực tiếp nói chuyện với vợ chồng chúng rằng:

“Đừng cãi nhau nữa, sau này ăn tết các con không cần về nữa, nhìn thấy hai con cứ cãi nhau như vậy, mẹ thấy buồn lắm”.

Một năm sum họp rất vui vẻ nhưng vợ chồng lại có lúc không yên ổn. Có lẽ theo nhiều người cho rằng mẹ chồng thì không nên quá xen vào chuyện của con cái. Chúng có thể tự mình giải quyết, chuyện gì chứ riêng chuyện giữa hai vợ chồng con trai đừng nên xen vào, nếu chẳng may không khuyên nhủ được thì bản thân tự mình làm khổ mình, sao phải bận tâm làm gì.

Là con cái chúng ta cũng nên hiểu cho bố mẹ mình một chút, dù sao trong dịp Tết nếu vợ chồng có mâu thuẫn gì thì nên dẹp qua một bên trước, đừng làm ảnh hưởng đến bầu không khí trong nhà và gia đình, ảnh hưởng đến tâm trạng của gia đình. Vợ chồng cũng nên thấu hiểu nhau hơn, đừng cãi vã, dù sao thường xuyên cãi vã sẽ ảnh hưởng đến tình cảm gia của vợ chồng mà thôi.

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link
X