8 món đồ không nên dùng lâu dùng cố bào mòn sức khỏe

Có những vật dụng không nên dùng lâu. Nhìn bề ngoài, chúng có thể vẫn mới song lại là nơi tích tụ vi khuẩn, nấm mốc. Cố giữ chúng lại sử dụng dễ khiến bạn tiền mất tật mang.

 

 
 

Đũa gỗ. Đũa gỗ rửa sạch, phơi khô mỗi ngày cũng là vật dụng không nên dùng lâu. Nguyên nhân bởi chất liệu gỗ, tre sử dụng lâu ngày dễ xuất hiện vết nứt. Đường nứt này dễ tích tụ bụi bẩn, khó vệ sinh,… là môi trường lý tưởng cho các loại nấm mốc phát triển. (Ảnh: ABLW)

 

Điều đáng bàn, độc tính của aflatoxin trong nấm mốc gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người. Nghiên cứu chỉ ra, độc tính của aflatoxin mạnh gấp 10 lần so với thuốc độc kali xyanua. Thậm chí, các nhà khoa học công nhận aflatoxin độc hơn nọc của rắn hổ mang. Aflatoxin còn là một trong những tác nhân ung thư gan mạnh nhất. Để đảm vệ sức khỏe, đũa cần làm sạch, khử trùng, phơi khô và thay mới thường xuyên. Tuyệt đối không vì tiếc, cố dùng suốt thời gian dài, đặc biệt khi chúng có dấu hiệu mốc.

 

Bọt biển rửa bát. Nghiên cứu, các nhà khoa học Đức ghi nhận một miếng bọt biển rửa bát chứa tới 362 loại vi khuẩn khác nhau. Cấu trúc mềm mại, hút nước khiến miếng bọt biển trở thành nơi sinh sống lý tưởng cho các loại vi khuẩn. Mặc dù hầu hết chúng không gây hại người song vẫn có 5-10 loại vi khuẩn nằm trong nhóm nguy cơ 2 (RG2) – nhóm mầm bệnh tiềm ẩn. Sử dụng miếng bọt biển lau nhiều bề mặt khác nhau như bồn rửa chén bát, dụng cụ ăn uống, bàn ăn,… càng khiến chúng trở nên nguy hiểm, trở thành vật trung gian lây lan vi khuẩn.

 

Hộp đựng bằng nhựa. Quá trình sử dụng, hộp nhựa có thể xuất hiện các vết xước. Vết xước này dễ tích tụ chất bẩn, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển khiến hộp trở nên xỉn màu vừa kém thẩm mỹ, vừa không an toàn cho người dùng.

 

Mặt khác, hộp đựng bằng nhựa thường có nắp bằng gioăng cao su. Phần này có nhiều khe hở, độ ẩm cao dễ sinh nấm mốc. Sử dụng chúng sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội thâm nhập vào thức ăn, không có lợi cho sức khỏe.

 

Bông tắm. Cấu tạo nhiều sợi nhỏ của bông tắm giúp tế bào chết, chất bẩn trên da dễ tích tụ. Không những vậy, bông tắm thường được đặt trong phòng tắm – nơi có độ ẩm cao càng tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Sử dụng bông tắm bẩn có thể gây dị ứng, hen suyễn, viêm nhiễm, nổi mẩn, ảnh hưởng tiêu cực đến các vết thương hở. Thay vì tái sử dụng bông tắm thời gian dài, chúng ta nên thay thế sau ba tháng sử dụng, tránh các bệnh về da.

 

Khăn tắm. Tương tự bông tắm, khăn tắm dễ tích tụ tế bào chết, chất bẩn sau khi sử dụng. Các nhà khoa học ước tính, khăn tắm sau 2 tháng sử dụng có thể tồn tại hàng triệu vi khuẩn. Nếu không làm sạch đúng cách, vi khuẩn và chất bẩn có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, nổi mẩn, đau mắt hột.

 

Bàn chải đánh răng. Dù được làm sạch sau mỗi lần đánh, bàn chải vẫn có thể chứa tới 1,8 triệu vi khuẩn sau 6 tháng sử dụng. Các nhà nghiên cứu so sánh, đánh răng bằng bàn chải như vậy tương được với việc nuốt 6 miếng dịch mũi.

 

Hộp đựng kính áp tròng. Vi khuẩn dễ sinh sôi sau khi mở hộp đựng kính áp tròng. Nguyên nhân bởi không gian kín, độ ẩm cao của hộp đựng kính áp tròng rất thích hợp để vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Tình trạng càng nghiêm trọng hơn nếu bạn đặt chúng trong phòng tắm hoặc những nơi ẩm ướt.

 

Gối, vỏ gối. Vỏ gối là một trong những vật dụng cần thay thế nhưng dễ bị lãng quên. Mỗi ngày, gối tiếp xúc trực tiếp với da đầu, da mặt. Sau một đêm, gàu và dầu từ tóc có thể đọng lại trên gối. Ngoài gàu, gối còn là nơi tích tụ vi khuẩn từ mồ hôi, cặn trang điểm, tế bào da chết, hạt bụi, nấm,… Sử dụng gối bẩn có thể gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như dị ứng, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa cổ họng,…

 

Quá trình sử dụng, bạn nên giặt gối, vỏ gối 2-3 ngày/lần, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Sau 1 năm sử dụng, bạn nên thay cho mình 1 chiếc gối mới.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/8-mon-do-khong-nen-dung-lau-dung-co-bao-mon-suc-khoe-d222121.html