Trong cuộc sống này, không phải cứ là ông bà nội sẽ thương cháu và thân thiết với các cháu hơn ông bà ngoại đâu. Có rất nhiều trường hợp lại hoàn toàn trái ngược.
Không chỉ thực tế mà ngay cả khoa học đã công nhận một điều đó là ông bà ngoại thường sẽ thân thiết với cháu hơn so với ông bà nội. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng này nhé!
1.Sự khác nhau về tình cảm
Việc các cháu có gần gũi với ông bà hay không đều hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ. Chính bố mẹ chúng là cấu nối để giúp mối quan hệ này có thể là thân thiết cũng có thể trở nên xa lạ. Và trong hai vợ chồng, người vợ luôn là người chủ chốt trong việc liên kết các cháu với ông bà. Mà thường sẽ nghiêng về ông bà ngoại hơn.
Ảnh minh họa internet
Chính vì cuộc sống giữa mẹ chồng và nàng dâu thường sẽ có nhiều bất đồng. Từ đó cả hai sẽ không yêu thích gì đối phương. Việc này cũng là một phần làm cho tình cảm giữa ông bà và cháu trở nên không tốt đẹp. Có thể ông bà không ưa gì người mẹ, rồi cũng sẽ đánh đồng và không muốn gần gũi với những đứa cháu của mình. Còn người mẹ cũng chẳng muốn cho các con gần gũi với ông bà nội.
Ở nhiều sự quan sát và nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nhiều trường hợp người cha sẽ nghĩ đó không phải con mình. Kéo theo các bậc ông bà nội cũng sẽ nghi ngờ cho rằng đó không phải là cháu mình. Nếu cảm thấy chúng không mang gen của gia đình bên nội. Chỉ cần nó không giống, mọi sự nghi ngờ có thể sinh sôi nảy nở. Trái lại với người cha, người mẹ chắc chắn rằng đứa con đó chính là con của mình, thuộc về mình. Nếu giống con gái mình thì ông bà ngoại cũng chắc chắn rằng đó là cháu của mình không lẫn vào đâu được.
Ảnh minh họa internet
Ngoài ra, sự thân thiết của các cháu và ông bà còn phụ thuộc vào một số yếu tố như khoảng cách, sức khỏe, …Nhưng nếu yêu thương cháu, khoảng cách chẳng phải là vấn đề gì quá lớn. Ngoại trừ trường hợp sức khỏe của ông bà không đáp ứng để có thể tới thăm cháu thường xuyên. Ở một số trường hợp khác thì do ông bà nội có quá nhiều cháu, nên đôi khi không có nhiều thời gian cho các cháu khác. Còn ông bà thì có ít cháu chắc chắn sẽ dồn hết tình yêu thương vào cháu của mình.
2. Ông bà ngoại chăm sóc cháu sớm hơn và thường xuyên hơn
Hầu như ở bất cứ trường hợp các bà mẹ đi sinh, người luôn ở bên ngoài chồng ra đó là bà ngoại. Bà ngoại sẽ luôn túc trực bên cạnh phòng sinh. Cho đến khi sinh, ông bà nội và chồng sẽ bên cạnh đứa bé, thì bà ngoại lại chọn việc ở bên cạnh người mẹ. Vì bà ngoại biết người mẹ vừa trải qua một cuộc sinh tử. Có không ít trường hợp khi người mẹ sinh, người duy nhất được vào phòng đỡ đẻ cùng bác sĩ là bà ngoại, vì chồng là đàn ông không tiện chăm sóc.
Hoặc ngay cả khi sau sinh, một tháng ở cữ bà ngoại luôn là ứng cử viên để giao việc chăm sóc em bé. Bà ngoại sẽ ngủ cùng người mẹ và em bé một khoảng thời gian. Việc này vừa giúp người mẹ chăm sóc đứa nhỏ, cũng sẽ giúp cho người mẹ kiêng hem. Lúc sinh và sau khi sinh người mẹ sẽ thường đòi hỏi và cần sự chăm sóc của bà ngoại hơn bà nội. Cũng chính vì đó, khả năng ông bà ngoại gắn bó với cháu sẽ nhiều hơn. Có rất nhiều gia đình, vì ông bà nội bận trông những cháu khác, nên ông bà ngoại sẽ kiêm luôn phần trông cháu, đến khi chúng đi học. Điều này chính là nguyên nhân làm cho tình cảm giữa ông bà ngoại và cháu ngày càng khăng khít hơn.
3. Ảnh hưởng của những cảm xúc tuổi dậy thì
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi các cháu bước vào tuổi dậy thì, chúng sẽ cảm nhận và cho rằng ai là người để chúng dễ dàng trút bầu tâm sự nhất.
Ảnh minh họa internet
Ở một nghiên cứu nước cho biết, sau nhiều lần tham khảo thì bà ngoại được cho là người có vai trò quan trọng, được các cháu tâm sự nhiều nhất trong gia đình. Sau đó đến ông ngoại. Ngoài ra, chính những đứa trẻ đã công nhận rằng ông bà ngoại tham gia nhiệt tình vào việc học của chúng hơn. Ông bà ngoại dạy nhiều hơn, cho chúng nhiều lời khuyên trong con đường đi học.
4. Tác động của một cuộc ly hôn
Việc ly hôn là một việc không ai muốn và vui vẻ. Nhưng hầu như các cuộc ly hôn đó, người mẹ thường là những người nuôi con. Sau ly hôn người mẹ sẽ đem con của mình về nhà ông bà ngoại ở.
Lúc này ông bà ngoại chính là những người thân duy nhất bên cạnh chỉ sau người mẹ. Mọi việc dạy dỗ, chăm sóc đều do ông bà ngoại làm. Thời gian lâu dần sẽ tạo nên một sự gần gũi và thân thiết so với ông bà nội của chúng.
Tuy rằng vẫn có trường hợp người cha nuôi con nhưng rất hiếm. Chính việc này tạo nên khoảng cách, ông bà nội không thăm cháu thường xuyên, không bên cạnh cháu nhiều, là lý do khiến những đứa cháu không thân với ông bà nội.
Chung quy nói tóm lại đón cũng chỉ là những yếu tố khách quan, nếu ông bà muốn cháu thân thiết với mình, gần gũi với mình nhiều thì chẳng có gì là không thể. Quan trọng ông bà có nỗ lực, có muốn điều đó hay không. Một trong những việc mà ông bà có thể cải thiện tình cảm với các cháu đó chính là hãy tôn trọng và gần gũi với bố mẹ chúng. Nếu làm được tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.