4 cách suy nghĩ hàng đầu, hãy đọc và tận hưởng cuộc đời mình!

Gần đây, trên mạng bỗng xuất hiện một câu hỏi như thế này: “Điều gì gây ra khoảng cách giữa con người với nhau?”

Gần đây, trên mạng bỗng xuất hiện một câu hỏi như thế này: “Điều gì gây ra khoảng cách giữa con người với nhau?”

Có rất nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng trong số đó lại chỉ có một câu trả lời thu hút được sự chú ý của số đông mọi người. Đó là: “Cách suy nghĩ khác.”

Lẽ tất nhiên, mỗi người khác nhau nên cách suy nghĩ cũng sẽ khác nhau. Nhưng tại sao cách suy nghĩ khác nhau lại tạo nên khoảng cách giữa chúng ta? Ở mỗi độ tuổi nhất định, những suy nghĩ về thế hệ lại càng khác nhau, và vô hình chung, khoảng cách thế hệ sẽ lại càng xa hơn. Tuy nhiên, khi một người bước vào tuổi trung niên, chỉ bằng cách học bốn cách suy nghĩ hàng đầu này, bạn mới có thể tìm ra cách chính xác nhất để mở ra cuộc đời mình.

Cách 1: Thay đổi tư duy theo dõi

Mỗi người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già đi, và chết, dường như, cuộc đời đã được lập trình sẵn như vậy. Và trên mỗi chặng hành trình, lại có nhiều hơn những quy tắc mà bắt buộc bạn phải tuân theo. Tuy nhiên, mỗi người đều có những khả năng riêng biệt, không ai giống ai. Vậy nên, quy tắc này có thể đối với người khác là phương châm sống, nhưng với bạn lại chẳng có ý nghĩa gì cũng là điều dễ hiểu.

Bạn không bắt buộc phải đi theo con đường của người khác. Hãy tư duy và đi theo lựa chọn mà bạn muốn.

30 tuổi chưa kết hôn cũng chẳng sao, miễn bạn vẫn trân trọn bản thân mình.

40 tuổi chưa có nhà, có xe cũng chẳng hề gì, miễn là bạn vẫn hiếu thuận với bố mẹ, sống phải đạo với xóm giềng xung quanh.

Cuộc sống này là của bạn, và chỉ có bạn mới biết bản thân cần gì và làm gì. Đi theo lối mòn như mọi người cũng được, mà thay đổi tư duy, đột phá bản thân cũng chẳng sao. Tất cả đều là lựa chọn của bạn và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm với nó.

Cách 2: Lấp lỗ suy nghĩ

Khi đối diện với vấn đề của mình mà bạn không giải quyết được thì chính bạn sẽ trở thành vấn đề của người khác. Thành công lớn nhất của một người đôi khi không được đo đạc bằng vật chất người đó có, mà qua cách thể hiện khả năng giải quyết vấn đề ra sao. Dù trong môi trường làm việc hay trong cuộc sống, việc lấp lỗ những suy nghĩ tiêu cực, và tăng suy nghĩ tích cực và tư duy cạnh tranh là điều cốt lõi để vươn tới thành công.

Cô bạn tôi mới bắt đầu công việc mới được 3 ngày. Đến ngày thứ 4, cô ấy đã phải tham gia một cuộc họp quan trọng. Và vì chưa kịp tìm hiểu nội dung cuộc họp, nên cô ấy đã bị Giám đốc điều hành khiển trách:

“Cô phụ trách trang web của công ty đúng không? Tại sao trang web của công ty lại tệ như vậy? Tôi muốn nó phải được sửa lại, hoàn thiện và phát triển trong vòng 1 tháng tới.”

Cô nhân viên mới lúc này đâm lo lắng. Vì mới đi làm được 3 ngày cô sao đảm đương được phần việc khó như vậy. Cô ấy hiểu ra rằng, đây chính là “cái hố” do người trước để lại. Và cái hố ấy sẽ chôn vùi cô ấy hay nâng cô ấy lên hoàn toàn phù thuộc vào năng lực của cô ấy.

Bạn tôi ngay lập tức bắt tay vào công việc, không ngại nhờ đến sự trợ giúp của đồng nghiệp. Và chỉ trong vòng nửa tháng, cô ấy đã hoàn thành công việc một cách xuất sắc trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Bạn tôi được thăng chức, trở thành ngôi sao của cả công ty. Và mỗi lần nhắc lại giai đoạn đó, cô ấy đều nói: “Mỗi lần phải đối mặt với việc lấp “chiếc hố” do người khác để lại, nếu bạn có thể thay đổi suy nghĩ thì đó sẽ biến thành sức mạnh của bạn, giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.”

Thật vậy, khoảng cách trình độ giữa mọi người thể hiện ở việc họ có khả năng lấp đầy lỗ hổng hay không. Trước những vấn đề khó khăn, những người xuất sắc thường giỏi trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề. Và ngược lại, những kẻ tầm thường sẽ luôn tìm cớ để trốn tránh trách nhiệm. Một người có thể đi được bao xa phụ thuộc vào khả năng lấp đầy lỗ hổng của anh ta.

Cách 3: Suy nghĩ về điểm mạnh, điểm yếu

Đừng để điểm yếu làm hỏng điểm mạnh của bạn. Một người thực sự khôn ngoan là người biết cả điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Thay vì chiến đấu với điểm yếu của bản thân, tốt hơn hết bạn nên tìm cách khơi dậy điểm mạnh của mình để phát huy năng lực.

Một nhà khoa học nổi tiếng người Đức tên Otto Wallach đã theo nguyện vọng của bố mẹ mà chọn con đường văn chương. Nhưng anh ta thời trẻ lại không hề có hứng thú với văn học.

Sau một học kỳ, thầy giáo đã phải nói với cha mẹ anh rằng: “Otto Wallach rất chăm chỉ, nhưng cậu ấy quá cứng nhắc. Cho dù một người như vậy có đạo đức hoàn hảo cũng không bao giờ có thể phát huy hết khả năng của mình trong môn văn.”

Bố mẹ anh chấp nhận điều đó, và hướng anh sang vẽ tranh sơn dầu. Tuy nhiên, giáo viên dạy sơn dầu lại từ chối anh, nói rằng anh ta không phải là một tài năng trong ngành sơn dầu.

Cứ thế, Otto Wallach, sau nhiều lần đi sai hướng đã phải chịu nhiều thất bại. Và quá nhiều thất bại như vậy cũng khiến sự tự tin trong anh giảm đi rất nhiều. Cho đến khi cô giáo dạy hóa tốt bụng đánh thức anh: “Em là người tỉ mỉ trong công việc và có năng khiếu thực hành vững vàng, tại sao em không thử tập trung vào môn hóa học?”

Lần này, tài năng của Otto Wallach bùng cháy như pháo hoa dữ dội.

Chẳng mấy chốc, chàng giáo dân vốn “vụng về” trong lĩnh vực văn học và sơn dầu này đã trở thành “đầu tàu” trong lĩnh vực hóa học.

Năm 1910, ông được trao giải Nobel Hóa học nhờ “những đóng góp trong việc phát triển ngành Hóa hữu cơ và Công nghiệp hóa học, bằng những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực các hợp chất alicyclic”.

Trí thông minh của con người phát triển không đồng đều, và mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Và những nhược điểm của một người cuối cùng sẽ trở thành vật cản trên đường đời và kìm hãm sự phát triển của chính họ. Ngược lại, người khôn ngoan thường biết phát huy điểm mạnh, tránh điểm yếu, để bộc lộ tài năng thực sự của mình. Chỉ có như vậy thì đường đời mới rộng mở và suôn sẻ hơn.

Cách 4: Suy nghĩ về chiếc cốc rỗng:

Một thanh niên khởi nghiệp không thành công, và anh ta cho rằng nguyên nhân là do thời cuộc và môi trường chưa phù hợp. Sau đó, anh nghe cha mẹ kể rằng có một vị thiền sư già trong chùa và quyết định đến thăm ông.

Lúc đầu, đệ tử của lão thiền sư tiếp nhận anh ta, nhưng anh ta trịch thượng nói:

“Một vị sư trẻ tuổi làm sao có tư cách tiếp nhận ta?”

Chẳng bao lâu, vị thiền sư già đã tiếp đón anh ta một cách rất tôn trọng. Khi pha trà cho anh ta, chiếc cốc rõ ràng đã đầy, nhưng vị thiền sư vẫn tiếp tục rót.

Anh ta không hiểu được, bèn hỏi: “Sư phụ, tại sao cái ly đầy mà vẫn rót vào?”

Vị sư phụ trả lời: “Đúng vậy, làm sao có thể tiếp tục đổ đầy một cốc đã đầy nước được?”

Cuối cùng, vị thiền sư già đã khuyên anh ta phải duy trì một “tâm lý trống rỗng” bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu. Chỉ bằng cách làm trống bản thân theo thời gian và không, chúng ta mới có khả năng tái tạo lại tương lai.

Cuộc sống là một hành trình khám phá tư duy và nhận thức của mỗi người. Học vấn là đồng, khả năng là bạc, kết nối là vàng, nhưng tư duy lại là át chủ bài. Cách suy nghĩ đúng đắn quan trọng hơn nhiều so với làm việc chăm chỉ.

Thay đổi tư duy theo dõi, lấp lỗ đúng lúc, suy nghĩ về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, và cuối cùng lại để mọi thứ trở nên trống rỗng nhằm tăng khả năng tái tạo trong tương lai. Chỉ bằng cách chiêm nghiệm 4 cách này, bạn sẽ hiểu được điều gì đang tạo ra khoảng cách giữa con người chúng ta? Và chính bạn, cũng sẽ có những suy nghĩ tích cực để tận hưởng cuộc sống.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/4-cach-suy-nghi-hang-dau-hay-doc-va-tan-huong-cuoc-doi-minh-d151019.html