2 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ chính thức có hiệu lực trong đó có quy định về điều chỉnh chế độ lương hưu. Đối tượng nào sẽ được hưởng chính sách này?

Trường hợp nào được tăng lương hưu từ 1/7/2025?

Theo khả năng cân đối ngân sách, lương hưu cơ bản được điều chỉnh chủ yếu dựa trên mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Ảnh: Tất Thảo

Theo báo Lao động, căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 1.7.2025 quy định:

Điều chỉnh lương hưu

1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.

Căn cứ theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (hết hiệu lực từ 30.6.2025) quy định như sau:

Điều chỉnh lương hưu

Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

So với Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có thể thấy rõ Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã quy định thêm việc điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng dành cho 2 đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Đây cũng là một trong những nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội được thể hiện tại theo Tiểu mục 11 Mục 3 Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 như sau:

Thực hiện điều chỉnh trợ cấp hưu trí xã hội theo khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; lương hưu cơ bản được điều chỉnh chủ yếu dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, khả năng của Quỹ bảo hiểm xã hội và ngân sách Nhà nước; quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Từ 1/7/2025, hai trường hợp được tăng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Ảnh minh họa: TL

Thay đổi cách chi trả lương hưu

BHXH Việt Nam cho biết đơn vị này đang đẩy mạnh phương thức chi trả qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng để đảm bảo tốt quyền và lợi ích của người hưởng, bên cạnh các hình thức trả lương khác như chi tiền mặt trực tiếp; chi thông qua chủ sử dụng lao động; chi tại nhà nếu là người già yếu, bệnh tật…

Từ đầu tháng 8/2024, BHXH đã thực hiện trực tiếp chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng tại BHXH 43 tỉnh, thành phố. Việc nhận lương hưu hay trợ cấp BHXH qua tài khoản là do người thụ hưởng tự nguyện tham gia chứ không bắt buộc.

Từ ngày 1/9/2024, BHXH Việt Nam cũng thực hiện phương thức chuyển tiền qua tài khoản cá nhân tại 20 tỉnh còn lại.

Theo Điều 18, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 93, Điều 114, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (hiệu lực từ 1/7/2025) có 3 hình thức nhận lương hưu từ đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:

Thông qua tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng.

Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.

Thông qua người sử dụng lao động.

Theo đó, việc thực hiện trả lương hưu qua tài khoản là không bắt buộc đối với người nhận lương hưu. Đối tượng hưởng chế độ có thể tùy chọn phương thức nhận lương hưu qua 3 hình thức nêu trên.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/2-nhom-doi-tuong-duoc-dieu-chinh-tang-luong-huu-tu-1-7-2025-d100890.html