Kiểu Thường Gặp: Con Cái Thăm Hỏi Rồi Bòn Rút Khiến Cha Mẹ Kiệt Sức
Mỗi cuối tuần, cha mẹ đều mong con cháu quây quần ở bên mình và tận hưởng hạnh phúc gia đình. Người già cặm cụi mua rau, thịt sớm và nấu nướng rất lâu để chờ đợi sự xuất hiện của con mình. Sau khi đến, con cái ăn uống vui vẻ, ra về kiểm tra xem có thứ gì đáng mang đi hay không để bòn rút.
Cha mẹ cảm thấy có trách nhiệm về mặt tình cảm đối với hạnh phúc và kinh tế của những người thân yêu, ngay cả con cái đã trưởng thành. Đó là một khuynh hướng tự nhiên. Mối nguy hiểm đối với các bậc cha mẹ già nằm ở chỗ con cái trưởng thành biến sự thao túng tinh vi đó thành lạm dụng tài chính hoàn toàn.
Đặc biệt, có một lực lượng lao động trẻ ở các thành phố với nhu cầu “mua nhà” rất cao. Hầu hết sau vài năm làm việc ở thành phố, họ sẽ tích lũy được một khoản tiền nho nhỏ, sau đó, yêu cầu cha mẹ ở quê bán đất đai, vay ngân hàng để họ mua nhà thành phố, trở thành công dân đô thị. Việc này không sai, nhưng sai là họ đã mặc nhiên đổ gánh nặng tài chính lên vai cha mẹ già.
Về nhà giúp cha mẹ làm nhiều việc, khiến họ nhàn hạ hơn, mua thêm đồ ăn, biếu cha mẹ ít tiền tiêu vặt. Đây có lẽ mới là cách thực sự để thăm viếng và tỏ lòng tôn kính cha mẹ.
Kiểu Số 2: Khiến Cha Mẹ Sống “Kiểu Bảo Mẫu”
Việc để cha mẹ về sống với mình dường như là một biểu hiện hiếu thảo của con cái. Tuy nhiên, nếu ép cha mẹ chăm sóc con cháu như bảo mẫu thì đó là điều không nên. Đã vất vả nuôi con cả đời rồi nhưng về già vẫn phải tiếp tục chăm sóc cháu chắt, điều này sao có thể gọi là hiếu thảo được?
Con cái nên tôn trọng sở thích của cha mẹ, để họ lựa chọn con đường mà mình muốn. Chăm sóc trẻ nhỏ đòi hỏi nhiều sức lực, thời gian, không dễ dàng với bất kỳ ai. Người trẻ chăm con vất vả một thì cha mẹ già vất vả mười. Trừ khi cha mẹ thực sự muốn, còn không đừng trói buộc cuộc sống của họ.
Lòng hiếu thảo chân chính không chỉ giới hạn ở hình thức mà còn là khiến cha mẹ cảm thấy cuộc sống của mình thật thú vị và ý nghĩa. Quan trọng hơn vật chất chính là cái tâm, sự thấu hiểu của con cái khi đối xử với cha mẹ, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.