Nằm và ngủ ngay sau bữa ăn
Nằm ngay sau ăn sẽ gây áp lực cho dạ dày, không có lợi cho quá trình tiêu hoá thức ăn. Về lâu dài, hệ tiêu hoá và đường ruột bị rối loạn, dẫn tới táo bón và không thể đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sự lưu thông trơn tru của tuần hoàn máu, rất bất lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Nhiều người có thói quen nằm trên giường ngay sau khi ăn no, điều này không tốt cho sức khỏe và có thể gây ra bệnh dạ dày như trào ngược. Biểu hiện của trào ngược axit là ợ chua, cảm giác nóng rát dạ dày.
Gợi ý: Tốt nhất là sau bữa ăn nên đi bộ chậm khoảng 20-30 phút rồi mới nằm xuống đi ngủ.
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn
Lúc này, trái cây sẽ bị tắc nghẽn bởi thức ăn trước đó và không được tiêu hoá đúng cách. Nếu trái cây ở trong dạ dày quá lâu sẽ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón,thừa calo dẫn đến tạo thành chất béo.
Do trái cây thường chứa nhiều đường fructose nên tốt nhất hãy ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa, từ 30 phút đến 1 tiếng trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng để các vitamin và các vi chất được hấp thụ tốt nhất.
Ăn nhiều hoa quả có thể bổ sung vitamin nhưng ăn hoa quả ngay sau bữa ăn là một thói quen sinh hoạt sai lầm. Thức ăn chủ yếu cần 1-2 giờ để tiêu hóa trong dạ dày, ăn trái cây vào thời điểm này sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường, lâu ngày sẽ dễ dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa và tiểu đường.
Ăn sữa chua ngay sau bữa ăn
Ăn sữa chua sau bữa ăn tương đương với việc nạp thêm năng lượng. Nếu ăn mỗi ngày sẽ khiến bạn tăng cân nhiều. Tốt nhất chỉ nên uống sữa chua ít nhất 30 phút đến 2 tiếng sau bữa ăn.
Uống nước sau bữa ăn
Uống nước ngay sau ăn sẽ làm loãng dịch dạ dày, thức ăn trong dạ dày sẽ xuống ruột non khi chưa được dịch dạ dày “xử lý” đúng cách sẽ khiến khả năng hấp thu suy giảm, dễ dẫn tới các bệnh của đường tiêu hoá về sau (tiêu chảy, phân sống…)
Hút thuốc ngay sau bữa ăn
Hút thuốc tại bất kỳ thời điểm nào cũng đều mang lại những bất lợi cho cơ thể.
Hút thuốc tại thời điểm hệ tiêu hoá đang vận động toàn diện, phổi và các mô toàn cơ thể sẽ hấp thụ rất nhiều khói thuốc. Phần lớn các thành phần độc hại trong khói thuốc bị hấp thụ, gây kích thích mạnh hệ hô hấp và tiêu hoá, dẫn tới những bệnh lý nặng nề về sau (viêm phổi, giãn phế nang, ung thư phổi, khoang miệng, thực quản…)
Uống trà đặc ngay sau bữa ăn
Trà đặc chứa nhiều tannin, sẽ kết hợp với protid chưa được tiêu hoá thành chất kết tủa, ảnh hưởng tới quá trình hấp thu chất đạm, sẽ gây tình trạng đau bụng mãn tính, đầy bụng. Đặc biệt, tannin khiến việc hấp thụ ion sắt trong thức ăn bị ngưng trệ, dẫn tới cơ thể thiếu hụt sắt cho quá trình tạo máu, gây thiếu máu với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp.
Trà đặc chứa nhiều tanin, sẽ kết hợp với protid chưa được tiêu hoá thành chất kết tủa, ảnh hưởng tới quá trình hấp thu chất đạm, sẽ gây tình trạng đau bụng mãn tính, đầy bụng.
Đặc biệt, tannin khiến việc hấp thụ ion sắt trong thức ăn bị ngưng trệ, dẫn tới cơ thể thiếu hụt sắt cho quá trình tạo máu, gây thiếu máu với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp
Hát sau bữa tối
Khi vừa ăn xong, máu trong cơ thể phần lớn sẽ tập trung ở dạ dày và não sẽ ở trạng thái thiếu máu cục bộ. Ca hát lúc này sẽ làm tăng hưng phấn của não, khiến máu vốn giúp tiêu hóa dồn lên cung cấp cho não, gây khó tiêu.
Gợi ý: Nếu muốn ca hát giải trí sau bữa ăn, tốt nhất nên thực hiện sau bữa ăn 1 giờ.
Ngồi lâu sau bữa ăn
Ngồi lâu sau khi ăn thường không có lợi cho nhu động ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, từ đó gây khó tiêu, khiến thức ăn tồn đọng trong đường ruột, gây chướng bụng, nấc cụt và những triệu chứng khác.
Gợi ý: Bạn có thể đi bộ chậm từ 20 đến 30 phút sau bữa ăn để giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nhưng không nên tập thể dục cường độ cao.
Tập thể dục ngay sau bữa ăn
Nhiều người cho rằng tập thể dục sau bữa ăn có thể tiêu hao lượng calo ăn vào và đạt được hiệu quả giảm cân. Tuy nhiên, tập thể dục vất vả sau bữa ăn sẽ khiến máu trong toàn cơ thể bị ứ đọng và phân phối lại, lượng máu cung cấp cho cơ bắp do tập thể dục sẽ tăng lên, giảm lượng máu cung cấp cho đường tiêu hóa, làm suy yếu nhu động đường tiêu hóa và chức năng tiêu hóa, gây khó tiêu.
Gợi ý: Sau bữa ăn, bạn có thể rửa bát đĩa, làm một số công việc nhà nhẹ nhàng hoặc nghỉ ngơi từ nửa tiếng đến một tiếng trước khi đi bộ, tập thể dục.
Tắm ngay sau bữa ăn
Tắm ngay sau bữa ăn làm tăng lưu lượng máu trên bề mặt cơ thể và làm giảm lưu lượng máu trong đường tiêu hóa, do đó làm suy yếu chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Gợi ý: nghỉ ngơi 1-2 tiếng sau bữa ăn rồi mới đi tắm.
Đọc sách sau khi ăn
Tháo nịt bụng
Những khi ăn quá no, bạn thường tháo bỏ phần dây thắt lưng ra để bụng có thể được thở thoải mái. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen cực kì có hại.
Khi dạ dày đã được ăn no và trở nên nặng hơn, bạn tháo dây nịt sẽ tạo nên một lực khiến bụng bị phình ra, áp lực trong bụng hạ thấp xuống dẫn đến ảnh hưởng đến việc hỗ trợ đường tiêu hóa cũng như dây chằng làm các cơ quan tiêu hóa đẩy nhanh quá trình co bóp của mình. Điều này có thể dẫn đến xoắn ruột, nghẽn ruột và nghiêm trọng hơn có thể là thòng dạ dày.
Nhằm đảm bảo an toàn cho dạ dày, khi ăn nên chọn mặc những bộ đồ rộng thoải mái, tránh mặc đồ chật hoặc quần có dây nịt.
Đánh răng
Nếu đánh răng sau khi ăn một thời gian sẽ rất tốt cho răng của bạn nhưng nếu đánh ngay khi ăn xong là không tốt đâu nhé.
Răng chúng ta khi ăn là lúc yếu nhất, men răng không hoạt động mạnh. Ngay lúc này mà bạn đi đánh răng ngay sẽ gây tổn thương men răng, khiến răng yếu đi rất dễ bị buốt nếu uống nước lạnh. Không những vậy, nó còn khiến răng chúng ta dễ rụng hoặc nứt mẻ nữa đấy.
Để bảo đảm an toàn và giúp răng chắc khỏe, bạn chỉ nên đánh răng sau bữa ăn 45 đến 60 phút. Lúc này men răng đã hoạt động lại bình thường.
XEM THÊM: 5 thói quen xấu khi ăn cơm cần bỏ ngay
Trong cuộc sống hiện đại, bận rộn, nhiều người không còn chú ý đến cách ăn uống. Dưới đây là 5 thói quen xấu khi ăn cơm cần lưu ý:
Thứ nhất, ăn uống không đúng giờ
Bỏ bữa sáng, ăn tối quá muộn, hay ăn đêm đều làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Ví dụ, việc ăn khuya khiến hệ tiêu hóa phải làm việc khi lẽ ra cần nghỉ ngơi, dễ dẫn đến đầy bụng, khó ngủ, thậm chí là rối loạn chuyển hóa.
Thứ hai, ăn quá no hoặc để bụng quá đói
Nhiều người có thói quen nhịn ăn cả ngày rồi “ăn bù” vào buổi tối. Cách ăn này khiến dạ dày bị quá tải đột ngột, gây khó tiêu, tăng nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa. Ngược lại, để bụng quá đói làm giảm năng lượng, ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và trao đổi chất.
Thứ ba, vừa ăn vừa làm việc khác
Xem điện thoại, đọc sách, hoặc suy nghĩ căng thẳng khi ăn sẽ làm giảm hiệu quả tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, khi tâm trí không “đặt vào bữa ăn”, khí huyết khó điều hòa, tỳ vị dễ bị tổn thương.
Thứ tư, ăn quá nhanh, nhai không kỹ
Thức ăn chưa được nghiền nát kỹ sẽ khiến dạ dày phải làm việc nặng hơn. Về lâu dài, có thể dẫn đến đau dạ dày, viêm loét hoặc khó hấp thu dưỡng chất.
Thứ năm, bữa ăn thiếu sự điều hòa khí vị
Y học cổ truyền cho rằng mỗi loại hương vị đều tương ứng với một yếu tố trong ngũ hành: chua (mộc), đắng (hỏa), ngọt (thổ), cay (kim), mặn (thủy).
Khi ngũ vị được kết hợp hài hòa trong một bữa ăn, cơ thể sẽ dễ hấp thu và duy trì sự cân bằng nội tạng.
Những người ăn uống chỉ theo sở thích như ăn mặn, nghiện đồ ngọt gây thiếu cân bằng về khẩu vị sẽ khiến cơ thể mất điều hòa và dễ sinh bệnh.
Ngoài ra, việc kết hợp thực phẩm không hợp lý cũng rất phổ biến. Ví dụ: Ăn quá nhiều hải sản (tính lạnh) mà không kèm các gia vị ấm như gừng, sả, tiêu… sẽ làm cơ thể dễ bị lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.
Để bữa ăn trở thành thực dưỡng cho cơ thể, mỗi người nên thay đổi thói quen, bắt đầu từ những việc đơn giản như:
– Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
– Ăn trong không gian yên tĩnh, tập trung vào bữa ăn.
– Ăn chậm, nhai kỹ.
– Đảm bảo khẩu phần ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng.
– Kết hợp thực phẩm và gia vị một cách hợp lý để cân bằng tính hàn – nhiệt trong món ăn.
Ăn uống không chỉ là nhu cầu, mà còn là một nghệ thuật sống khỏe. Một bữa ăn đúng cách có thể trở thành “liều thuốc” quý giá để phòng bệnh.