Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là bệnh lý ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, theo thống kê của tổ chức GLOBOCAN năm 2020, số trường hợp ung thư phổi ghi nhận được 26.262 ca. Đây là loại ung thư chiếm tỷ lệ thứ 2 ở cả hai giới. Tỷ lệ mắc mới tại Việt Nam là khoảng 23 trường hợp/100.000 dân, tỷ lệ tử vong 21,9/100.000 dân.
Có hai loại ung thư phổi chính:
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Đây là loại ung thư phổi phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% các trường hợp. Có 3 loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chính, gồm có:
-
- Ung thư biểu mô tuyến: Bắt đầu trong các tế bào sản xuất chất nhầy biểu mô vùng ngoại vi và chiếm khoảng 40% trường hợp ung thư phổi. Mặc dù hầu hết các trường hợp ung thư biểu mô tuyến có liên quan tới việc hút thuốc lá, nhưng đây cũng là loại ung thư phổ biến nhất ở những người hút ít hơn 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy (biểu bì): Chiếm khoảng 30%, thường phát triển ở đường dẫn khí lớn hơn của phổi. Gần đây tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy đang giảm trong khi ung thư biểu mô tuyến có dấu hiệu gia tăng. Phần lớn các khối u ung thư phổi tế bào vảy nằm ở vị trí trung tâm, chỗ phế quản lớn nối khí quản với phổi.
- Ung thư biểu mô tế bào lớn không phân biệt: Có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào của phổi và không rõ là tế bào vảy hay ung thư biểu mô tuyến. Loại bệnh này có dấu hiệu phát triển và xâm lấn nhanh hơn rất nhiều so với các loại ung thư phổi không tế bào nhỏ khác, cũng khó điều trị hơn.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Ung thư phổi tế bào nhỏ thường lây lan nhanh hơn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ; chiếm khoảng 15% ung thư phổi với khả năng phát triển nhanh chóng, di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể. Đa số các trường hợp bệnh phát sinh ở đường dẫn khí lớn (phế quản chính và phế quản thùy). Thông thường, khi người bệnh được chẩn đoán mắc phải loại ung thư này đều đã bước vào giai đoạn nặng của bệnh.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Hút thuốc gây ra 80% ca tử vong do ung thư phổi ở phụ nữ và 90% ở nam giới. Đàn ông hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 23 lần và ở phụ nữ là gấp 13 lần.
Các dấu hiệu UT phổi
Cơn ho mãn tính
Đây có thể là dấu hiệu ung thư phổi xuất hiện sớm nhất. Tuy nhiên, ho là triệu chứng rất không đặc hiệu bởi nó cũng xuất hiện khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm. Trong trường hợp này, triệu chứng ho có thể biến mất sau 1 – 2 tuần. Nhưng nếu bạn ho kéo dài lâu ngày không khỏi thì khả năng cao là cơ thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng khác, không loại trừ bệnh lý ung thư phổi.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư phổi có thể là những cơn ho kéo dài. Để biết được chính xác mình đang gặp phải vấn đề gì, bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây ho.
Ho có thể là do bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, thường hết sau 1 – 2 tuần, tuy nhiên nếu ho kéo dài lâu ngày không khỏi thì không loại trừ khả năng người đó mắc ung thư phổi. Cần đi kiểm tra phổi càng sớm càng tốt bằng cách chụp X-quang kết hợp với những xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ho.
Khó thở
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tình trạng khó thở có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư phổi. Biểu hiện khó thở là điều cần chú ý nếu có khối u khởi phát
Nếu đột nhiên bạn khó thở thường xuyên thì cần phải lưu ý. Bởi thực tế nhiều bệnh nhân ung thư phổi có dấu hiệu thay đổi nhịp thở do đường thở bị thu hẹp hay có chất lỏng tích tụ trong ngực vì phổi có khối u.
Do đó, khi bạn cảm thấy khó thở nhất là sau khi leo cầu thang hay làm những công việc mà trước đây thực hiện được rất dễ dàng thì hãy đi thăm khám để được chẩn đoán tình trạng hiện tại của cơ thể.
Phổi có khối u có thể làm giảm thể tích thông khí dẫn đến khó thở. Nếu ta cảm thấy khó thở bất thường, nhất là sau khi leo cầu thang hoặc làm những công việc mà trước đây thực hiện rất dễ dàng thì hãy coi chừng về căn bệnh nguy hiểm này.
Ho ra máu
Một số bệnh nhân mắc ung thư phổi sẽ ho ra máu nếu khối u gần với phế quản. Nếu ho ra máu đờm màu nâu đỏ mà không giải thích được thì bạn nên tới gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư phổi.
Người bị ho mạn tính (nhất là ở người hút thuốc lá) xuất hiện dấu hiệu ho dai dẳng hơn, ho ra nhiều chất nhầy và ho ra máu thì rất có thể đây là một trong số các dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.
Đau ngực
Nếu ung thư phổi đã di căn đến thành ngực, gây sưng các hạch bạch huyết ở khu vực này thì bệnh nhân có thể bị đau nhức ở ngực, lưng, vai. Đau ngực do ung thư phổi sẽ nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân ho, cười hoặc thở sâu.
Cơn đau ngực này có thể mang tính chất liên tục, âm ỉ hoặc thỉnh thoảng mới xảy ra. Điều mà bạn cần theo dõi lúc này đó là cơn đau ngực chỉ diễn ra ở một khu vực hay lan tỏa trên toàn bộ khoang ngực. Cơn ngực đau do ung thư phổi gây ra sẽ dẫn đến phản ứng khó chịu tại các hạch bạch huyết. Khối u có thể di căn vào thành ngực, xương sườn hoặc màng phổi.
Ngoài triệu chứng đau ở vùng ngực, ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị đau ở lưng hoặc vai, đau liên tục, âm ỉ hoặc thỉnh thoảng mới đau. diễn ra trong một vùng nào đó hay lan tỏa trên toàn bộ khoang ngực. Đau ngực trong ung thư phổi có thê là do khối u xâm lấn rộng hoặc đã di căn hạch gây chèn ép các cơ quan trong khoang ngực.
Khàn giọng
Triệu chứng khàn tiếng là dấu hiệu của một đợt cảm lạnh thông thường nhưng sẽ dần biến mất sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần thì cần lưu ý vì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp bất thường, trong đó có ung thư phổi.
Bệnh nhân ung thư phổi có thể có biểu hiện khàn tiếng, thay đổi giọng nói. Giọng của họ sẽ trở nên trầm hoặc khàn hơn so với trước đó. Nguyên nhân là do khối u ác tính đã chèn vào dây thần kinh thanh quản hoặc khí quản làm biến đổi giọng của người bệnh.
Ung thư phổi có thể làm thay đổi giọng nói của người bệnh, giọng của họ trở nên trầm hoặc khàn hơn so với trước đó.
Đôi khi khàn tiếng cũng là dấu hiệu của một đợt cảm lạnh thông thường nhưng sẽ dần biến mất sau thời gian ngắn. Nếu khàn tiếng trên 2 tuần là dấu hiệu cảnh báo bất thường.
Trong ung thư phổi, nguyên nhân khàn tiếng là do khối u ác tính đã chèn vào dây thần kinh thanh quản quặt ngược,làm biến đổi giọng của người bệnh.
Thở khò khè
Nếu đường thở của bạn bị viêm hoặc tắc nghẽn, phổi sẽ tạo ra âm thanh khò khè. Tuy phần lớn những trường hợp bị thở khò khè đều lành tính nhưng đây cũng là một trong 11 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu. Vì vậy bạn không nên chủ mà cần thăm khám trong thời gian sớm nhất.
Phần lớn những trường hợp bị thở khò khè đều là những trường hợp lành tính do viêm hoặc tắc nghẽn đường thở và không khó để điều trị. Nhưng khi có khối u cũng gây phản ứng viêm, tắc từ đó có thể khiến người bệnh thở khò khè.
Đau tay, vai và các ngón tay
Sự phát triển của khối u ở phổi sẽ xâm lấn các tổ chức xung quanh, chèn vào dây thần kinh ở lưng, ngực, vai, bụng và tay dẫn đến tình trạng đau nhức. Không chỉ có vậy, khối u ung thư còn gây viêm và sưng các bộ phận do nó chèn các tĩnh mạch.
U đỉnh phổi: sẽ có hiện tượng xâm lấn thành ngực và đám rối thần kinh cánh tay, gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da (hội chứng Pancoast).
Khi ung thư xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn sụt cân bất thường không liên quan đến việc cắt giảm calo hoặc tập thể dục… thì rất có thể cơ thể bạn đang gặp bất thường về sức khỏe, không loại trừ ung thư. Thêm vào đó, nếu bạn ăn không ngon miệng thì nguy cơ mắc ung thư càng lớn do khối u làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể và gây ra tình trạng trên.
Nếu cân nặng giảm sút nhiều (4 – 5kg trở lên trong 1-2 tháng) mà không rõ nguyên nhân thì đó chính là lúc ta cần đi khám để loại trừ. Các tế bào ung thư cần nhiều năng lượng để phát triển nên chúng đã “mượn” từ chính các nguồn dự trữ trong cơ thể khiến chúng ta bị tụt cân mà không rõ lý do.
Thường xuyên bị nhiễm trùng
Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi… Nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mãn tính thì nên chụp X-quang phổi sớm để biết xác định nguy cơ bị ung thư phổi.
Bất thường ở các mô vú
Dấu hiệu ung thư phổi này này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Nguyên nhân vùng ngực to lên bất thường là do các tế bào bệnh ung thư kích thích việc tiết nội tiết tố một cách bất thường. Tuy nhiên, chị em cũng không nên bỏ qua dấu hiệu này vì rất có thể đó là do các tế bào ung thư phổi hoặc ung thư ở bộ phận khác gây ra.
Do các tế bào ung thư kích thích tiết nội tiết tố một cách bất thường, khiến ngực của người nam giới phát triển như ở nữ giới.
Đau nhức đầu
Khi khối u phổi chèn ép lên tĩnh mạch chủ sẽ gây ra hiện tượng đau nhức đầu. Đây là loại tĩnh mạch lớn đóng vai trò vận chuyển máu từ phần trên của cơ thể về tim. Sức ép của khối u sẽ khiến bệnh nhân bị đau đầu, đau nửa đầu thường xuyên.
Khi khối u phổi chèn ép gây áp lực lên tĩnh mạch chủ trên thì sẽ gây ra hiện tượng đau nhức đầu khó chịu. Đây là tĩnh mạch lớn vận chuyển máu từ phần trên của cơ thể về tim, nay bị tắc lại, khiến máu ứ lại, sức ép sẽ khiến người bệnh đau đầu, nặng hơn là đau nửa đầu thường xuyên.
Ngoài ra, triệu chứng này cũng là một dấu hiệu cảnh báo các tế bào ung thư phổi đã di căn lên não.
Đau mỏi cơ
Khối u ở phổi to dần sẽ chiếm chèn vào những dây thần kinh ở vị trí lưng, ngực, vai, bụng và tay dẫn đến tình trạng đau nhức. Ngoài ra, nó chèn cả vào tĩnh mạch.dẫn tới viêm phù, sưng nề.
Thường xuyên bị nhiễm trùng
Các khối u phổi có thể chặn đường thở, gây nhiễm trùng thường xuyên như viêm phế quản và viêm phổi.
Xuất hiện hạch cổ
Khi người bệnh tự sờ thấy khối hạch vùng cổ, đặc biệt là các hạch rắn chắc, to nhanh không đi kèm với các dấu hiệu viêm nhiễm vùng họng, miệng thì nên đến viện để nhận được thăm khám và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa ung thư.
CÁC TRIỆU CHỨNG KHÁC
Những dấu hiệu tiền ung thư gặp khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi: ví dụ như hiện tượng ngón tay hình dùi trống, rối loạn đông máu, các biểu hiện của da, thần kinh, nội tiết, thận và hệ cơ.
Các dấu hiệu ung thư phổi kể trên thường không đặc hiệu, khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do đó không ít người bỏ qua và qua đó bỏ lỡ giai đoạn vàng để điều trị triệt căn ung thư phổi. Người bệnh thường đến viện ở giai đoạn nặng, khi khối u ác tính đã lan sang những cơ quan khác thì mới phát hiện ra những bất thường. Khi đó, việc điều trị không đem lại hiệu quả cao. Bởi vậy, việc tầm soát ung thư định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong, ít nhất 1 – 2 lần/năm để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt với những người nguy cơ cao.
Cách phòng ngừa ung thư phổi
1. Ngưng hút thuốc
Nếu có hút thuốc, cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư phổi và các bệnh nghiêm trọng khác là ngừng hút thuốc càng sớm càng tốt. Dù đã hút thuốc bao lâu thì việc bỏ thuốc luôn được khuyến cáo và có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa ung thư phổi. Mỗi năm không hút thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Sau 12 năm không hút thuốc, nguy cơ phát triển ung thư phổi giảm hơn một nửa so với người hút thuốc. Sau 15 năm, khả năng bị ung thư phổi gần giống như người chưa bao giờ hút thuốc.
2. Một chế độ ăn uống cân bằng
Nghiên cứu cho thấy rằng, chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, bao gồm ít nhất 5 phần trái cây và rau quả tươi mỗi ngày, cũng như nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi và các loại ung thư, bệnh tim mạch…
3. Tập thể dục thường xuyên
Có một số bằng chứng cho thấy, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, đặc biệt ở những người hút thuốc hoặc từng hút thuốc. Nếu bị ung thư phổi, hoạt động thể chất giúp giảm các triệu chứng như mệt mỏi, lo lắng và trầm cảm. (8)
Hầu hết người lớn nên thực hiện ít nhất 150 phút (2 giờ 30 phút) hoạt động aerobic cường độ vừa phải mỗi tuần, cộng với các bài tập rèn luyện sức mạnh ít nhất 2 ngày mỗi tuần.
Để đặt lịch khám, tầm soát và điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ:
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến và nghiêm trọng nhất. Triệu chứng ung thư phổi trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường khiến người bệnh chủ quan, không điều trị sớm. Do đó, khám sức khỏe định kỳ và chủ động tầm soát ung thư phổi là cách đơn giản giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Những đối tượng nguy cơ cao cần được sàng lọc ung thư phổi
Hầu hết những người bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng có triệu chứng đi khám thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Vì vậy việc phát hiện sớm ung thư phổi khi chưa có triệu chứng rất quan trọng.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư phổi là cách để phát hiện sự hiện diện của ung thư phổi ở những người khỏe mạnh có nguy cơ cao bị mắc ung thư phổi. Việc sàng lọc được thực hiện hàng năm bằng chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp (Low-dose CT scan) để truy tìm khối u.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US-CDC) những người có những yếu tố sau đây cần được sàng lọc ung thư phổi định kỳ:
1. Người có tiền sử hút thuốc lá, đặc biệt từ 20 năm trở lên.
2. Người trên 50 tuổi và từng có thời gian hút thuốc (trên 10 năm).
3. Người hút thuốc > 20 bao/năm. (số bao/năm được quy đổi bằng số bao hút trung bình một ngày x số năm hút thuốc. Ví dụ: 1 ngày hút 1 bao, trong 20 năm được quy đổi là 20 bao/năm; một ngày hút 2 bao, trong 10 năm cũng được quy đổi là 20 bao/năm).
4. Người hiện vẫn đang hút thuốc hoặc mới bỏ trong vòng 15 năm.
5. Người từ 50 đến 80 tuổi.
6. Người từng mắc Ung thư phổi và đã điều trị được từ 5 năm trở lên.
7. Gia đình có người bị ung thư (ung thư phổi hoặc ung thư nào khác), khởi phát trước tuổi 60.
8. Làm nghề nghiệp liên quan đến bụi phổi, khói (khói nấu ăn, khói thuốc, nhang, amiăng), phóng xạ.
9. Người mắc ung thư khác hoặc mắc các bệnh phổi mãn tính (COPD, lao phổi, …).
Đặc biệt, hiện nay những người có tiếp xúc thuốc lá nhưng thuộc diện hút thuốc lá thụ động (người thân, vợ chồng, con cái…) của người hút thuốc lá cũng là những đối tượng cần đi sàng lọc ung thư phổi.